Phải áp dụng biện pháp ngăn chặn khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can?

Phải áp dụng biện pháp ngăn chặn khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can không? Nhận lại xe liên quan đến vụ án cướp tài sản? Tiền thu được từ vụ án đánh bạc được bảo quản như thế nào? 

Phải áp dụng biện pháp ngăn chặn khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can không?

Đang là công an xã, đội chúng tôi có trách nhiệm hỗ trợ cho đơn vị công an cấp trên trong một số trường hợp. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi, đối với một số người đánh nhau chưa có quyết định của cơ quan công an huyện thì chúng tôi có được cấm họ đi khỏi địa phương không? 

Trả lời: Theo như những thông tin bạn cung cấp thì khi công an cấp xã thực hiện việc cấm đi khỏi địa phương đối với một số đối tượng liên quan đến vi phạm pháp luật, có nghĩa đó là công an xã đang sử dụng biện pháp ngăn chặn.

Và tại Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, có quy định:

Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn

1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Theo như quy định trên, thì việc công an xã thực hiện biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, nên áp dụng khi có căn cứ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Đây không phải là một biện pháp bắt buộc trong mọi trường hợp.

Nhận lại xe liên quan đến vụ án cướp tài sản

Dạ em gặp phải tình huống là em có 1 chiếc xe nhưng để ở nhà người bạn do hôm đó đi công việc nên dư xe gửi nhờ. Khi về thì biết là nhà bạn ấy bị bắt do liên quan đến 1 vụ cướp. Chiếc xe đó hoàn toàn không liên quan giấy tờ em vẫn giữ. Khi bắt em không biết nên không có giấy tờ để xuất trình nên bị đưa hết về xã. Vậy cho em hỏi là giờ đem giấy tờ xe lên có đươc nhận xe không ạ. Em có hỏi thì bảo phải làm xác nhận hạnh kiểm rồi có tiền án tiền sự cho em hỏi có phải vậy không ạ.

Trả lời: Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Căn cứ theo quy định trên, trong trường hợp nếu xét thấy việc trả lại vật chứng cho chủ sở hữu (chủ sử dụng hợp pháp) không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án thì người có thẩm quyền quyết định trả lại vật chứng. Trường hợp này bạn liên hệ công an và xuất tình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, hiện không có quy định nào bắt buộc phải có giấy xác nhận hạnh kiểm.

Tiền thu được từ vụ án đánh bạc được bảo quản như thế nào?

Tôi có theo dõi và biết được rằng trong các vụ án đánh bạc thì công an thu giữ được khá nhiều tiền. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: Tiền thu được từ vụ án đánh bạc được bảo quản như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Tại Điều 89 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Như vậy, theo quy định này thì tiền thu được từ các vụ án đánh bạc được xem là vật chứng bạn nhé.

Theo đó, tại Điểm b Khoản 1 Điều 90 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về việc bảo quản tiền là tang vật của vụ án đánh bạc như sau:

Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. 

- Đối với vật chứng là tiền thì phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. 

- Nếu vật chứng là tiền lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là nội dung giải đáp về việc bảo quản tiền thu được từ các vụ án đánh bạc.

Trân trọng!

Biện pháp ngăn chặn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biện pháp ngăn chặn
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp bắt người nào được xem là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo lĩnh và bảo lãnh là gì? Bảo lãnh và bảo lĩnh khác gì nhau?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là cấm đi khỏi nơi cư trú? Ai có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp ngăn chặn theo BLTTHS 2015?
Hỏi đáp pháp luật
Áp dụng biện pháp ngăn chặn
Hỏi đáp pháp luật
Hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn
Hỏi đáp pháp luật
Các biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn
Hỏi đáp pháp luật
Không có biện pháp ngăn chặn phương tiện qua những đoạn đường bị ngập bị xử phạt thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biện pháp ngăn chặn
436 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào