Công ty trả lương trễ người lao động có được nhận thêm tiền không?

Công ty trả lương trễ người lao động có được nhận thêm tiền? NLĐ có thể nghỉ ngay nếu công ty không trả lương? Công nhân ngừng việc do mất điện, trả lương thế nào cho đúng? 

Công ty trả lương trễ người lao động có được nhận thêm tiền?

Hàng tháng công ty em chi lương ngày 6. Tháng này thấy kế toán bảo do sếp đi công tác nước ngoài nên không ký được phiếu chi, tới hôm nay tính ra là trễ hơn 13 ngày tụi em mới được nhận lương. Em nghe nói theo luật là công ty trả muộn so với lịch trả lương thì phải trả thêm tiền cho nhân viên nhưng em không thấy công ty em có thêm khoản đó. Nhờ giải thích giùm em trường hợp công ty em trả lương như vậy có phải trái luật không?

Trả lời: Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 thì:

Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Đồng thời, Khoản 4 Điều 97 Bộ luật này cũng xác định:

Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy, theo quy định này, về nguyên tắc, công ty phải trả lương đúng hạn, tuy nhiên, trong trường hợp công ty trả lương chậm thì việc có phải trả thêm tiền cho người lao động hay không sẽ phụ thuộc vào số ngày công ty trả chậm. Nếu thời gian người sử dụng lao động trả lương cho người lao động chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm cho người lao động.

Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn chậm trả lương cho nhân viên 13 ngày (dưới 15 ngày) thì không có trách nhiệm phải trả thêm cho nhân viên công ty bất kỳ một khoản tiền nào ngoài tiền lương. Nếu có trả thêm thì sẽ phụ thuộc vào quy chế riêng của công ty.

NLĐ có thể nghỉ ngay nếu công ty không trả lương?

Nếu theo HĐLĐ thì em có thể nghỉ luôn do DN không trả đủ lương? Theo Điểm b, Khoản 2 Điều 35 Luật LĐ 2019 có quy định là NĐL có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với DN trong trường hợp DN trả không đủ lương hoặc không đúng thời gian?

Trả lời: Điểm b Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này.

Như vậy, nếu không rơi vào ngoại lệ thì trường hợp công ty nợ lương bạn có quyền nghỉ việc ngay.

Công nhân ngừng việc do mất điện, trả lương thế nào cho đúng?

Bên mình là xí nghiệp may công nghiệp tại khu chế xuất Tân Thuận. Tháng này công ty có xảy ra 2 lần sự cố cúp điện nên công nhân phải nghỉ ngừng việc 2 ngày để chờ khắc phục. Không rõ đối với 2 ngày này công nhân không làm việc thì công ty phải trả lương cho họ không, vì lỗi cũng không phải do công ty.

Trả lời: Căn cứ quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 thì:

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, công nhân xí nghiệp may bên bạn phải ngừng việc do sự cố về điện mà không do lỗi của công ty cũng không phải lỗi của người lao động thì công ty vẫn phải trả lương ngừng việc cho người lao động. Khi đó, tiền lương ngừng việc sẽ do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kỳ hạn trả lương
674 lượt xem
Kỳ hạn trả lương
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kỳ hạn trả lương
Hỏi đáp pháp luật
Chậm trả lương cho người lao động là vi phạm pháp luật
Hỏi đáp pháp luật
Công ty có được trả chậm lương cho NLĐ không?
Hỏi đáp pháp luật
Công ty có phải trả lương vào đầu tháng cho NLĐ không?
Hỏi đáp pháp luật
Kỳ hạn trả lương đối với người lao động được trả lương theo sản phẩm như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
NLĐ được trả lương cuối tháng hay đầu tháng?
Hỏi đáp pháp luật
Có phải báo trước cho người lao động khi trả lương trễ?
Hỏi đáp pháp luật
Nhân viên có được nhận thêm tiền khi công ty trả lương trễ?
Hỏi đáp pháp luật
Công ty trả lương trễ người lao động có được nhận thêm tiền không?
Hỏi đáp pháp luật
Người SDLĐ trả lương trễ phải thông báo cho người lao động không?
Hỏi đáp pháp luật
Kỳ hạn trả lương
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kỳ hạn trả lương có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào