Đóng bảo hiểm thất nghiệp 10 tháng có được hỗ trợ học nghề?
Đóng bảo hiểm thất nghiệp 10 tháng có được hỗ trợ học nghề hay không?
Cho hỏi: Tôi làm cho công ty theo hợp đồng 1 năm, nhưng vì công việc gia đình nên đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với công ty trước hạn. Tôi mới đóng bảo hiểm thất nghiệp được 10 tháng thì có được hỗ trợ học nghề không vậy?
Căn cứ Điều 49 và Điều 55 Luật Việc làm 2013, bạn được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bạn đã đóng 10 tháng bảo hiểm thất nghiệp trước khi nghỉ việc, cho nên bạn đã đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi chấm dứt hợp đồng lao động để được hỗ trợ học nghề.
Ngoài ra, bạn phải đảm bảo thêm các điều kiện còn lại nêu trên thì mới được hỗ trợ học nghề.
Người lao động đang nhận trợ cấp thất nghiệp có được hỗ trợ tiền học nghề không?
Cho hỏi: Tôi hiện nay đang thất nghiệp ở nhà và nhận bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng. Hiện nay tôi có nhu cầu học tiếng Nhật (trường dạy nghề phiên dịch) thì tôi có được Nhà nước hỗ trợ tiền học nghề không ạ? Nếu được hỗ trợ thì mức hỗ trợ là bao nhiêu một tháng? Xin chân thành cảm ơn rất nhiều.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm năm 2013 thì người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 25 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:
Người lao động đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm có nhu cầu học nghề được hỗ trợ 01 lần để học 01 nghề tại cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật về dạy nghề (sau đây được viết tắt là cơ sở dạy nghề). Phương thức hỗ trợ kinh phí học nghề được thực hiện thông qua cơ sở dạy nghề.
Điều 56 Luật Việc làm năm 2013 quy định: Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.
Mức hỗ trợ học nghề được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Quyết định 77/2014/QĐ-TTg như sau:
1. Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối đa 01 (một) triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.
Trường hợp người lao động tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 (một) tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.
2. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do người lao động tự chi trả.
Như vậy, người lao động có nhu cầu học nghề nếu đáp ứng đủ điều kiện về hỗ trợ học nghề theo quy định trên thì sẽ được hỗ trợ học nghề với mức hỗ trợ là 01 triệu đồng/người/tháng và không quá 06 tháng.
Thời gian hỗ trợ học nghề đối với người lao động tối đa là bao lâu?
Cho hỏi: Nhà nước quy định sẽ hỗ trợ cho người lao động bị thất nghiệp đi học nghề để nâng cao kiến thức nghề phục vụ công việc của mình. Vậy trong trường hợp người lao động được hỗ trợ học thì thời hạn hỗ trợ học nghề tối đa là bao lâu?
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong trường hợp người lao động bị thất nghiệp, ngoài việc người lao động được nhận bảo hiểm hiểm thất nghiệp (khi đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp), được tư vấn, giới thiệu việc làm thì người lao động còn được Nhà nước hỗ trợ học nghề theo quy định của pháp luật.
Theo đó, theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm 2013 thì người làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn, hợp đồng đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật Việc làm 2013 thì thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.
Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ trên đây thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người sử dụng lao động tự chi trả.
Xem thêm chi tiết quy định tại Luật Việc làm 2013, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?