Quy định việc kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân?

Quy định về kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân? Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm mục đích gì?

Quy định về kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân?

Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Tuấn An (email: an***gmail.com). Vừa rồi, tôi có tham gia vào một vụ án hành chính. Vụ việc này đã được giải quyết sơ thẩm và mới có kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân. Tôi rất thắc mắc pháp luật quy định về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

Theo đó, quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân được quy định như sau:Trường hợp hành vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Viện kiểm sát nhân dân phải kháng nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền phải giải quyết kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Và được quy định cụ thể ở đâu? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Nguyễn Việt Hùng (email: hun***gmail.com). Em đang tìm hiểu về Viện kiểm sát nhân dân và có một câu hỏi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi kiểm sát hoạt động tư pháp? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tư pháp đã được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 4 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

Theo đó, khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;

b) Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;

c) Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;

d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;

đ) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;

e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tư pháp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm mục đích gì?

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm mục đích gì? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Gần đây, do nhu cầu công việc nên em có tìm hiểu về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và có một câu hỏi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: mục đích của việc Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp là gì? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. 

Trả lời: Mục đích của việc Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 4 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:

a) Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;

b) Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp phápkhác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;

c) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;

đ) Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về mục đích của việc Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

Trân trọng!

Viện kiểm sát nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Viện kiểm sát nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM ở đâu? Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay có bao nhiêu Viện kiểm sát nhân dân cấp cao? Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Lệnh bắt tạm giam bị can thì có cần phê chuẩn của Viện kiểm sát hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nội dung cần lưu ý khi Viện kiểm sát kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Viện kiểm sát cần lưu ý các nội dung nào khi kiểm sát thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Viện kiểm sát kiểm sát các văn bản nào trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc phá sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện những nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quyết định kháng nghị của viện kiểm sát cần có những nội dung gì ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Viện kiểm sát nhân dân
631 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Viện kiểm sát nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viện kiểm sát nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào