Có được giải quyết cho người nước ngoài bị tạm giữ vi phạm nội quy cơ sở giam giữ tiếp xúc lãnh sự hay không?
Có được giải quyết cho người nước ngoài bị tạm giữ vi phạm nội quy cơ sở giam giữ tiếp xúc lãnh sự không?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định về các trường hợp không giải quyết tiếp xúc lãnh sự như sau:
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam từ chối việc tiếp xúc lãnh sự.
2. Vì lý do khẩn cấp để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cơ sở giam giữ.
3. Khi có dịch bệnh xảy ra tại cơ sở giam giữ.
4. Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A.
5. Người đến tiếp xúc lãnh sự vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ.
6. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ, đang bị kỷ luật.
Như vậy, người nước ngoài đang bị tạm giữ mà vi phạm nội quy cơ sở giam giữ, đang bị kỷ luật thì sẽ không được giải quyết tiếp xúc lãnh sự theo quy định trên.
Tổ chức cho người nước ngoài đang bị tạm giữ tiếp xúc lãnh sự như thế nào?
Theo Điều 13 Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định về việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài tiếp xúc lãnh sự như sau:
1. Tiếp xúc lãnh sự là hoạt động của viên chức ngoại giao, lãnh sự thuộc cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam mang quốc tịch đến thực hiện việc tiếp xúc lãnh sự.
2. Bộ Ngoại giao là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về tiếp xúc lãnh sự. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài có yêu cầu tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là công dân nước mình phải gửi văn bản đề nghị đến Bộ Ngoại giao. Nội dung văn bản đề nghị gồm:
a) Tên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự gửi văn bản;
b) Họ và tên, quốc tịch người bị tạm giữ, người bị tạm giam cần tiếp xúc lãnh sự;
c) Cơ sở đang giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
d) Họ và tên, chức vụ, số hộ chiếu hoặc số thẻ ngoại giao của những người đến tiếp xúc lãnh sự;
đ) Họ và tên người phiên dịch (nếu có);
e) Nội dung tiếp xúc lãnh sự và các đề nghị khác (nếu có).
3. Khi có đề nghị tiếp xúc lãnh sự, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo nội dung tiếp xúc lãnh sự cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Ngoại giao đề nghị tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ sở giam giữ trả lời bằng văn bản về việc đồng ý cho tiếp xúc lãnh sự gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan ngoại giao, lãnh sự nước ngoài có yêu cầu liên hệ với cơ quan thụ lý vụ án, cơ sở giam giữ tổ chức tiếp xúc lãnh sự.
Trường hợp không đồng ý cho tiếp xúc lãnh sự thì cơ quan đang thụ lý vụ án trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do để Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài có yêu cầu tiếp xúc lãnh sự.
4. Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc tiếp xúc lãnh sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?