Tổ trưởng tổ dân phố có thẩm quyền xác nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo hay không?
Tổ trưởng tổ dân phố có thẩm quyền xác nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo hay không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH quy định về giải thích từ ngữ như sau:
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư trên được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm
Đối với trường hợp hộ gia đình trên địa bàn phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được xét duyệt, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước, thực hiện theo quy trình sau:
a) Hộ gia đình có giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này) nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã lập danh sách các hộ gia đình có giấy đề nghị (theo Phụ lục số 2a ban hành kèm theo Thông tư này) và tổ chức thẩm định theo mẫu Phiếu B (theo Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư này); báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;
c) Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trên địa bàn (nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm.
Theo đó, bạn cần làm giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo để được xét duyệt và việc làm giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo này phải do UBND cấp xã tiếp nhận và xử lý công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo. Như vậy, tổ trưởng tổ dân phố không có thẩm quyền xác nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, bạn có thể nhờ tổ trưởng tổ dân phố làm chứng cho hoàn cảnh của bạn để UBND cấp xã tiếp nhận và xử lý công nhận.
Thời điểm tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
Căn cứ Điều 4 Thông tư này quy định về thời điểm tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:
1. Thời điểm tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện từ ngày 01 tháng 9 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
2. Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên được thực hiện tại thời điểm hộ gia đình có giấy đề nghị gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (có xác nhận của trưởng thôn) cho các trường hợp cụ thể như sau:
a) Trường hợp hộ gia đình phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước;
b) Trường hợp hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý có đề nghị đăng ký xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi IOE cấp trường năm 2024? Học sinh cấp 2 thực hiện quyền và nhiệm vụ gì?
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?