Tên, thời kỳ, phạm vi, đối tượng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030
Tên, thời kỳ, phạm vi và đối tượng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030
Theo Khoản 1 Điều 1 Quyết định 209/QĐ-TTg năm 2021 tên, thời kỳ, phạm vi và đối tượng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030 được quy định như sau:
a) Tên quy hoạch: Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
b) Thời kỳ lập quy hoạch: Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm có thời kỳ quy hoạch là 10 năm (2021 - 2030), tầm nhìn đến năm 2050.
c) Phạm vi quy hoạch: Trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia.
d) Đối tượng quy hoạch: Các cơ sở giáo dục đại học theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng), các trường cao đẳng sư phạm.
Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030
Căn cứ Khoản 2 Điều này quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030 như sau:
a) Quan điểm lập quy hoạch:
- Quy hoạch bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục đại học, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2021 - 2030, Chiến lược phát triển giáo dục thời kỳ 2021 - 2030 và các quy hoạch có liên quan;
- Quy hoạch để rà soát, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm bảo đảm hợp lý về quy mô, cơ cấu ngành nghề và phân bố vùng miền, đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của các địa phương;
- Quy hoạch để nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng đào tạo, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và kết nối doanh nghiệp; phát triển các cơ sở giáo dục đại học có điều kiện bảo đảm chất lượng tốt, hình thành một số đại học, trường đại học uy tín trong khu vực và thế giới; sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học quy mô nhỏ, đơn ngành hoạt động kém hiệu quả, kém chất lượng;
- Quy hoạch theo hướng mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập mới các cơ sở giáo dục đại học tư thục, nhất là các cơ sở giáo dục đại học hoạt động không vì lợi nhuận;
- Nhà nước có chính sách ưu đãi, đầu tư đủ mạnh để thực hiện quy hoạch; có lộ trình thực hiện và hướng đi phù hợp, không gây xáo trộn ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm.
b) Mục tiêu lập quy hoạch:
- Cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về định hướng phát triển lĩnh vực giáo dục đại học; kết nối các ngành, các vùng có liên quan theo quy hoạch tổng thể quốc gia;
- Thiết lập được một hệ thống giáo dục đại học mở, công bằng, bình đẳng, chất lượng, hiệu quả và phục vụ học tập suốt đời; có quy mô và cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ phục vụ phát triển bền vững của cả nước và từng địa phương;
- Làm cơ sở để triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn trên phạm vi cả nước thuộc lĩnh vực giáo dục đại học, bảo đảm khách quan, khoa học, công khai, minh bạch và hiệu quả; đồng thời là cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, xã hội phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học.
c) Nguyên tắc lập quy hoạch:
- Bảo đảm nguyên tắc: Hoạt động quy hoạch ngành quốc gia theo quy định của Luật quy hoạch; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với chiến lược phát triển giáo dục đại học và các chiến lược khác có liên quan trong cùng giai đoạn phát triển; bảo đảm sự liên kết, đồng bộ và tính hệ thống giữa các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia;
- Bảo đảm tính hệ thống: Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm có quy mô và cơ cấu hợp lý, phân bố hài hòa, kết nối chặt chẽ với các vùng kinh tế; tạo cơ chế để hình thành các đại học, các trung tâm đại học lớn của đất nước; đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động;
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ: Chính phủ thống nhất chỉ đạo và định hướng; các cơ sở giáo dục đại học tự rà soát, sắp xếp, quyết định theo phương án quy hoạch và chính sách của Nhà nước; các cơ quan quản lý trực tiếp hạn chế can thiệp có tính hành chính khi thực hiện quy hoạch;
- Bảo đảm tính kế thừa, tính khả thi, phù hợp với năng lực đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực của toàn xã hội; tạo điều kiện để mọi người đều có cơ hội tham gia phát triển giáo dục đại học; khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục đại học tư thục.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?