Hợp đồng vô hiệu thì giải quyết như thế nào? Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu thì giải quyết thế nào?
Tôi đang có tham giao giao dịch dân sự với một số người. Tuy nhiên, tôi vừa phát hiện là mình đã bị những người này lừa dối. Vậy cho tôi hỏi, nếu tôi chứng minh được giao dịch này vô hiệu thì sẽ giải quyết thế nào ạ, tôi có được hoàn trả lại tiền không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo đó, nếu giao dịch dân sự vô hiệu thì hậu quả của nó được quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 với nội dung như sau:
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quốc Hùng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 132 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định cụ thể như sau:
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật dân sự 2015 là 02 năm, kể từ ngày:
+ Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
+ Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
+ Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
+ Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
+ Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
- Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 132 Bộ luật dân sự 2015 mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
- Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn theo Bộ luật Dân sự 2015
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn theo Bộ luật Dân sự 2015. Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, cho tôi hỏi pháp luật quy định như thế nào về Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!
Trả lời:
Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 ( Có hiệu lực từ ngày 01/1/2017).
Theo đó, trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
Tuy nhiên, giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.
(Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015 )
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi IOE cấp trường năm 2024? Học sinh cấp 2 thực hiện quyền và nhiệm vụ gì?
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?