Nhiệm vụ phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn trong nước theo Chiến lược nợ công đến năm 2030 quy định thế nào?

Nhiệm vụ tăng cường công khai, minh bạch về huy động, quản lý và sử dụng nợ công, nâng cao định mức tín nhiệm quốc gia theo Chiến lược nợ công đến năm 2030 và nhiệm vụ phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn trong nước theo Chiến lược nợ công đến năm 2030 quy định thế nào?

Nhiệm vụ tăng cường công khai, minh bạch về huy động, quản lý và sử dụng nợ công, nâng cao định mức tín nhiệm quốc gia theo Chiến lược nợ công đến năm 2030

Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 1 Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022 quy định:

d) Tiếp tục tăng cường công khai, minh bạch về huy động, quản lý và sử dụng nợ công, nâng cao định mức tín nhiệm quốc gia

- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai Đề án Định hướng cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia đến năm 2030.

- Xây dựng và triển khai chiến lược tiếp xúc, duy trì quan hệ với thị trường vốn trong nước và quốc tế.

- Rà soát, hệ thống hóa các chế độ báo cáo, cải thiện công bố thông tin định kỳ về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, bao gồm các kênh trực tuyến.

Nhiệm vụ phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn trong nước theo Chiến lược nợ công đến năm 2030

Căn cứ Điểm đ Khoản 1 Điều 1 Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022 quy định:

đ) Phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn trong nước

- Đa dạng hóa kỳ hạn phát hành, bao gồm cả kỳ hạn dưới 5 năm, đảm bảo kỳ hạn phát hành bình quân trong phạm vi Quốc hội cho phép, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, góp phần hình thành đường cong lãi suất chuẩn với đầy đủ các kỳ hạn tham chiếu cho các công cụ nợ cũng như các thành phần kinh tế khác.

- Phát triển đa dạng hệ thống nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu Chính phủ, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư, hệ thống quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện; thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư dài hạn trên thị trường. Đổi mới cơ chế đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

- Phát triển đa dạng các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư; phát triển sản phẩm trái phiếu Chính phủ xanh để huy động vốn cho các dự án bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế bền vững. Nghiên cứu đưa trái phiếu Chính phủ vào rổ chỉ số trái phiếu quốc tế để thu hút thêm các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

338 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào