Tốt nghiệp cấp 3 có được làm công chức Tư pháp - hộ tịch không?
Tốt nghiệp cấp 3 có được làm công chức Tư pháp - hộ tịch hay không?
Tại Khoản 2 Điều 11 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV có quy định về tiêu chuẩn công chức tư pháp - hộ tịch như sau:
2. Tiêu chuẩn:
+ Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị; tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Luật trở lên và phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã sau khi được tuyển dụng. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tư pháp cấp xã; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp luật trở lên. Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi được tuyển dụng ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.
Căn cứ theo quy định hiện hành, người tốt nghiệp cấp 3 (trung học phổ thông) không đủ điều kiện để được làm công chức Tư pháp - hộ tịch.
Nhiệm vụ của công chức tư pháp - hộ tịch?
Tại Khoản 1 Điều 11 Quyết định 04/2004/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ của công chức tư pháp - hộ tịch như sau:
1. Nhiệm vụ:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã soạn thảo, ban hành các văn bản quản lý theo quy định của pháp luật; giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự án luật, pháp lệnh theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân cấp xã và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên; giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân xã, phường, thị trấn.
+ Giúp UBND cấp xã chỉ đạo cộng đồng dân cư tự quản xây dựng hương ước, quy ước, kiểm tra việc thực hiện hương ước, quy ước; thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; phối hợp hướng dẫn hoạt động đối với tổ hoà giải. Phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố sơ kết, tổng kết công tác hoà giải, báo cáo với UBND cấp xã và cơ quan tư pháp cấp trên.
+ Thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch theo các nhiệm vụ cụ thể được phân cấp quản lý và đúng thẩm quyền được giao.
+ Thực hiện việc chứng thực theo thẩm quyền đối với các công việc thuộc nhiệm vụ được pháp luật quy định.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện một số công việc về quốc tịch theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp ở xã,phường, thị trấn.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân xã về công tác thi hành ánh theo nhiệm vụ cụ thể được phân cấp.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
+ Chấp hành quy chế làm việc của cơ quan, các chế độ quản lý hồ sơ tài liệu, chế độ báo cáo công tác theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ Tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công chức tư pháp - hộ tịch có các nhiệm vụ được quy định như trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?