Hút thuốc ở cây xăng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hút thuốc ở cây xăng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Thông tư 15/2020/TT-BCT quy định về trang thiết bị phòng cháy chữa cháy như sau:
1. Tại cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, biển cấm lửa, biển cấm sử dụng điện thoại di động ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc.
Theo đó, nguồn lửa như diêm, bật lửa,... là bị cấm tại các cây xăng.
Căn cứ Điều 35 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy định cấm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hành vi mang diêm, bật lửa đến các cây xăng có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng và hành vi sử dụng chúng sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng và 5.000.000 đồng.
Như vậy, nếu bạn dùng diêm, bật lửa, nguồn lửa khác để hút thuốc thì có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy hành vi, kể cả bạn sử dụng thuốc lá điện tử vì trong đây có nguồn điện bên trong.
Hút thuốc ở cây xăng có thể bị phạt tù không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 313 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Theo đó, hành vi cố tình châm lửa hút thuốc gần bình xăng gây nguy hiểm cho cộng đồng, xâm phạm quy định nhà nước về PCCC sẽ bị truy cứu trách nhiệm nếu gây ra hỏa hoạn và thiệt hại như trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?