Chi nhánh công ty làm người khai hải quan cho công ty được không?
Uỷ quyền cho chi nhánh công ty làm thủ tục hải quan được không?
Căn cứ Khoản 14, Khoản 23 Điều 4 Luật Hải quan 2014 giải thích từ ngữ như sau:
14. Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.
23. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Căn cứ Điều 1 Công văn 7527/TCHQ-GSQL quy định:
1. Chấp nhận công ty uỷ quyền cho chi nhánh công ty được khai báo làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
a. Đối với công ty uỷ quyền thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, tranh chấp phát sinh (nếu có) và chấp hành pháp luật về hải quan.
b. Đối với chi nhánh công ty thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hồ sơ hải quan, phân loại hàng hoá, áp mã, tính thuế... mà chi nhánh công ty được uỷ quyền.
c. Mã số thuế ghi tờ khai hải quan là mã số thuế của công ty, dấu đóng trên tờ khai hải quan là dấu của chi nhánh nhưng phải ghi rõ là "Thừa uỷ quyền của giám đốc công ty".
Theo đó, công ty bạn có thể ủy quyền cho chi nhánh công ty để làm thủ tục hải quan và chi nhánh công ty bạn là người khai hải quan thực hiện các công việc với cơ quan hải quan.
Quyền của chi nhánh công ty được ủy quyền khi làm thủ tục hải quan?
Căn cứ Khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan 2014 quy định về nghĩa vụ của người khai hải quan:
2. Người khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ:
a) Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;
d) Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;
đ) Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định tại các điều 32, 79 và 80 của Luật này;
e) Bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
g) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, chi nhánh công ty bạn được ủy quyền phải thực hiện các nghĩa vụ của người khai hải quan theo quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?