Vật chứng là động vật hoang dã chết thì xử lý thế nào? Giết động vật thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp sẽ bị phạt thế nào?

Vật chứng là động vật hoang dã chết thì cần xử lý thế nào? Giết động vật thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp thì sẽ bị phạt thế nào? Tôi có người anh bị bắt vì giết động vật hoang dã. Tôi thắc mắc là khi cơ quan công an tiếp nhận vật chứng là động vật hoang dã bị chết thì sẽ xử lý thế nào? Và người giết động vật hoang dã sẽ bị phạt ra sao?

Vật chứng là động vật hoang dã chết thì cần xử lý thế nào?

Căn cứ Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc xử lý vật chứng như sau:

1. Việc xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện như sau:

a) Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

b) Vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

c) Vật chứng khác không thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

2. Đối với vật chứng đã được xử lý theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, khi xét xử, Tòa án căn cứ vào biên bản thu giữ, bản ảnh, dữ liệu điện tử, biên bản giám định, biên bản giao nhận, quyết định xử lý vật chứng và các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan trong hồ sơ vụ án để giải quyết.

3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành.

Như vậy, theo quy định hiện hành trong trường hợp vật chứng là động vật hoang dã đã chết thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì cần tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý.

Giết động vật thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp thì sẽ bị phạt thế nào?

Theo Điểm a Khoản 57 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

...


Như vậy, theo quy định hiện hành trong trường hợp giết động vật thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp thì sẽ bị phạt từ 150 triệu đồng đến 500 triệu đồng.

Trân trọng!

Động vật hoang dã
Hỏi đáp mới nhất về Động vật hoang dã
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục 83 loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại Việt Nam hiện nay?
Hỏi đáp pháp luật
Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB?
Hỏi đáp Pháp luật
Bỏ quy định về dừng nhập khẩu động vật hoang dã?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường cần đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được khai thác loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm
Hỏi đáp pháp luật
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hành vi cất giữ sản phẩm động vật hoang dã nhóm IB
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý tang vật là động vật hoang dã còn sống thuộc loài nguy cấp nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục của Công ước Cites
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm soát và giảm thiểu tác hại của chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không, sân bay
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Động vật hoang dã
1,136 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Động vật hoang dã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Động vật hoang dã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào