Chế độ quản lý viện trợ bằng tiền hỗ trợ ngân sách, bằng hiện vật, hàng hóa, dịch vụ được quy định như thế nào?

Chế độ quản lý viện trợ bằng tiền hỗ trợ ngân sách, bằng hiện vật, hàng hóa, dịch vụ được quy định như thế nào? Nhờ anh chị hướng dẫn theo quy định mới nhất.

Chế độ quản lý viện trợ bằng tiền hỗ trợ ngân sách

Căn cứ Điều 11 Thông tư 23/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 20/05/2022) có quy định về chế độ quản lý viện trợ bằng tiền hỗ trợ ngân sách như sau:

1. Việc giải ngân và thanh toán vốn viện trợ bằng tiền hỗ trợ ngân sách

a) Căn cứ hiệp định, thỏa thuận viện trợ, Bộ Tài chính phối hợp với bên tài trợ giải ngân vốn viện trợ về ngân sách nhà nước, chuyển ngoại tệ về Quỹ ngoại tệ tập trung của NSNN.

b) Đối với khoản viện trợ hỗ trợ ngân sách có mục tiêu, sau khi vốn viện trợ được giải ngân về ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm a khoản này, trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng cho chương trình, dự án cụ thể, căn cứ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước được phê duyệt, quyết định phê duyệt chương trình, dự án và tiến độ thực hiện chương trình, dự án cụ thể, chủ chương trình, dự án thực hiện rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý chi ngân sách nhà nước.

2. Hạch toán ngân sách nhà nước đối với khoản viện trợ bằng tiền hỗ trợ ngân sách nhà nước

a) Hạch toán thu NSNN: Căn cứ vào chứng từ chuyển tiền của bên tài trợ và thông báo của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước hạch toán thu ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam.

b) Hạch toán chi NSNN: Việc chi và hạch toán chi ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Chế độ quản lý viện trợ bằng hiện vật, hàng hóa, dịch vụ

Căn cứ Điều 13 Thông tư này chế độ quản lý viện trợ bằng hiện vật, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm khoản viện trợ do bên tài trợ trực tiếp thực hiện tại Việt Nam theo phương thức chìa khóa trao tay như sau:

1. Việc hạch toán ngân sách được thực hiện theo các quy định tại khoản 4 Điều 24 của Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam; khoản 3 Điều 90 Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; và khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai, căn cứ thỏa thuận viện trợ, quyết định phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ, hồ sơ hàng hóa được chuyển giao quyền sở hữu cho bên Việt Nam bao gồm vận đơn, hóa đơn, biên bản bàn giao và hồ sơ liên quan khác theo quy định của pháp luật và quy định tại thỏa thuận viện trợ.

2. Đối với các khoản viện trợ bằng hiện vật, hàng hóa, dịch vụ do bên tài trợ nước ngoài trực tiếp thực hiện hoặc ủy thác cho một đơn vị không phải chủ chương trình, dự án, phi dự án tại Việt Nam và khoản viện trợ theo phương thức chìa khóa trao tay: Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm trong việc xác định giá trị hiện vật, hàng hóa, dịch vụ viện trợ của bên nước ngoài.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,333 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào