Giảng viên trong cơ sở bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho công chức- viên chức có cần bằng thạc sĩ hay không?
Giảng viên trong cơ sở bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho công chức- viên chức có cần bằng thạc sĩ không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 13 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên (hạng III).
- Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với giảng viên giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị,
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Như vậy, để làm giảng viên trong cơ sở bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho công chức- viên chức không bắt buộc có bằng thạc sĩ mà chỉ cần đáp ứng các điều kiện quy định ở trên.
Giảng viên trong cơ sở bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho công chức- viên chức có nhiệm vụ giảng dạy gì?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về nhiệm vụ giảng dạy như sau:
1. Chuẩn bị giảng dạy:
a) Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu của môn học và các chuyên đề được phân công giảng dạy, các quy chế kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên;
b) Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài liệu, dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.
2. Giảng bài, hướng dẫn học viên kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, thảo luận khoa học, tham gia các hoạt động thực tế, viết tiểu luận, thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cương và viết khóa luận tốt nghiệp.
3. Tìm hiểu trình độ, kiến thức và nguyện vọng của học viên; thường xuyên cập nhật thông tin để bổ sung, hoàn chỉnh, cải tiến nội dung, kế hoạch, phương pháp giảng dạy và dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.
4. Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của học viên và hướng dẫn học viên đánh giá hoạt động giảng dạy.
5. Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của các giảng viên khác theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Theo đó, Giảng viên trong cơ sở bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho công chức- viên chức có nhiệm vụ liên quan đến giảng dạy như trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?