Trách nhiệm MTTQVN khi thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
- 1. Trách nhiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 2. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 3. Trách nhiệm của các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp nhà nước thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
1. Trách nhiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Theo Mục 21 Điều 2 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 quy định về trách nhiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam khi thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:
21. Khuyến khích Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam xây dựng kế hoạch hành động và chỉ đạo hệ thống tổ chức thành viên chủ động tham gia phát triển và ứng dụng công nghệ số phục vụ kinh tế số và xã hội số.
2. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Tại Mục 22 Điều 2 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khi thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:
22. Khuyến khích Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động, giám sát thực hiện Chiến lược. Hội, hiệp hội xã hội nghề nghiệp chủ động, tích cực trong việc tham mưu, phản biện chính sách, pháp luật; phát động hội viên, doanh nghiệp chủ động làm chủ công nghệ, cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng; tham gia cùng Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc tuyên truyền, phổ biến, khảo sát, đánh giá mức độ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số ở Việt Nam; chủ động phát hiện, giới thiệu các nền tảng chuyển đổi số quốc gia trong ngành, lĩnh vực mình; tích cực tham gia cung cấp yêu cầu đầu vào để hỗ trợ xây dựng các nền tảng số; khuyến khích các doanh nghiệp thành viên tham gia kết nối, sử dụng các nền tảng số trong các hoạt động của hội, hiệp hội.
3. Trách nhiệm của các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp nhà nước thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Tại Mục 23 Điều 2 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 quy định về trách nhiệm của các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:
23. Các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp nhà nước
a) Các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp bưu chính ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng số, hạ tầng bưu chính rộng khắp cả nước đáp ứng yêu cầu bùng nổ của phát triển kinh tế số, xã hội số. Đồng thời, cùng với Nhà nước tham gia đào tạo, hướng dẫn người dân sử dụng các kỹ năng số.
b) Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước khác chủ động tích cực tham gia triển khai Chiến lược; phát huy vai trò dẫn dắt phát triển và triển khai các nền tảng, giải pháp phát triển kinh tế số và xã hội số, hình thành các hệ sinh thái số, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực mình hoạt động; tích cực, tiên phong đầu tư phát triển các nền tảng số quốc gia, nền tảng số ngành; huy động, tập hợp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghệ số cùng tham gia phát triển hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số.
c) Các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tiên phong chuyển đổi số, phát triển các nền tảng số quốc gia, nền tảng số ngành; chuyển đổi thành các doanh nghiệp công nghệ số, hình thành hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số xung quanh mảng kinh doanh lõi.
d) Các doanh nghiệp công nghệ số chủ động phát triển các nền tảng số, tham gia Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia, giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế số, xã hội số; xây dựng hệ sinh thái nội dung hấp dẫn, lành mạnh để tạo thói quen trực tuyến cho người dân.
đ) Các doanh nghiệp công nghệ số phối hợp với đầu mối các bộ, ngành, các trường đại học, cao đẳng xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng chuyên ngành công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, an toàn thông tin mạng theo hướng kết hợp giữa lý thuyết - thực tế; sẵn sàng triển khai các chương trình “Đào tạo từ làm việc thực tế”, đón sinh viên cao đẳng, đại học vào thực tập và tiếp xúc sớm với môi trường doanh nghiệp.
e) Các doanh nghiệp công nghệ số phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ tại điểm b, c, d, đ khoản 5 Mục IV; thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ, nội dung khác thuộc Chiến lược phù hợp ngành nghề, lĩnh vực hoạt động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?