Việc phát triển Thương mại, công nghiệp theo Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
Căn cứ Tiểu mục 5 Mục V Điều 1 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 quy định về việc phát triển lĩnh vực Thương mại, công nghiệp và năng lượng theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:
a) Thương mại
Phát triển kinh tế số và xã hội số trong thương mại theo hướng tinh gọn và tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng, góp phần hiện đại hóa chu trình kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:
- Tổ chức triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2022 - 2025 đã được ban hành tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quản lý, giám sát hoạt động của các nền tảng thương mại điện tử; chống hàng gian, hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử trực tuyến; xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững;
- Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình thúc đẩy thương mại điện tử tại các vùng nông thôn có tiềm năng phát triển: hạ tầng logistics thuận lợi, có nhiều nông sản, sản phẩm thủ công, mỹ nghệ độc đáo; tăng cường liên kết thương mại điện tử giữa các vùng miền;
- Hỗ trợ người dân đưa sản phẩm dịch vụ của mình lên các sàn thương mại điện tử để góp phần đưa mỗi một người dân thành một doanh nhân. Đào tạo kỹ năng số cho đồng bào dân tộc thiểu số, trao cơ hội tiếp cận với thương mại điện tử nhằm xóa đói giảm nghèo, thu hẹp chênh lệch về thu nhập; coi thương mại điện tử là biện pháp chủ yếu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2022 - 2025;
- Phát triển nền tảng thương mại điện tử thông qua chuỗi giá trị, kết nối các nhà sản xuất lớn, các nhà phân phối vừa và nhỏ, các nhà bán buôn và các kênh thương mại bán lẻ, các công ty thương mại điện tử cùng cấu thành nên chuỗi cung ứng;
- Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại các địa phương;
- Tăng cường xây dựng các hệ thống hạ tầng và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử;
- Tổ chức triển khai đào tạo chuyên ngành về thương mại điện tử tại các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học trong ngành công thương.
b) Công nghiệp và năng lượng
Phát triển kinh tế số và xã hội số trong công nghiệp và năng lượng theo định hướng thiết lập môi trường phù hợp cho đổi mới sáng tạo, tăng cường sự chỉ đạo chiến lược và khai thác linh hoạt nguồn lực tài chính cho hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số. Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:
- Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng đến mô hình nhà máy thông minh, tăng trưởng xanh, bền vững và phù hợp với mô hình kinh tế tuần hoàn;
- Xây dựng và tổ chức triển khai cơ chế điều phối hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; triển khai các dự án chuyển đổi số mẫu có tính đại diện và khả thi, qua đó dẫn dắt phong trào chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp sản xuất;
- Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng số kết nối doanh nghiệp sản xuất với các chuyên gia công nghệ và các nhà cung cấp giải pháp chuyên nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; tăng cường liên kết kinh doanh theo mô hình hợp tác tiên tiến giữa các doanh nghiệp sản xuất với đối tác trong nước và quốc tế đế tạo ra các giá trị mới, chia sẻ mạng lưới dịch vụ và tài nguyên dữ liệu, thông tin;
- Xây dựng các chỉ tiêu thống kê và tổ chức khảo sát định kỳ đánh giá mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp công nghiệp về chuyển đổi sang mô hình nhà máy thông minh;
- Xây dựng và hình thành các trung tâm/viện nghiên cứu về công nghệ phục vụ sản xuất, chú trọng đến việc chuyển đổi số đối với các công nghệ nguồn, công nghệ lõi của ngành sản xuất, chế biến chế tạo nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng của các ngành chế biến, chế tạo, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, cho các sản phẩm công nghiệp sản xuất bởi các doanh nghiệp trong nước;
- Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch hành động phát triển kinh tế số và xã hội số trong lĩnh vực năng lượng;
- Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam;
- Tổ chức triển khai đào tạo chuyên ngành về sản xuất thông minh, chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng tại các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học trong ngành công thương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?