Doanh nghiệp được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho Quỹ bảo lãnh tín dụng trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho Quỹ bảo lãnh tín dụng khi nào? Để được xem xét gia hạn nợ cho Quỹ bảo lãnh tín dụng thì cần gì? Doanh nghiệp tôi bị ảnh hưởng nặng nề do bão lũ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh nên không thể trả nợ đúng hạn theo hợp đồng nhận nợ, doanh nghiệp trước đó cũng đã ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng thì bây giờ có thể xin xem xét điều chỉnh thời gian trả nợ được không?  

Doanh nghiệp được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho Quỹ bảo lãnh tín dụng khi nào?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định về điều chỉnh kỳ hạn trả nợ như sau:

1. Đối tượng xem xét: Khách hàng gặp rủi ro do một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Thông tư này.

2. Điều kiện xem xét: Khách hàng được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký;

c) Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi sau khi được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

3. Một khoản nợ có thể được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần nhưng không được thay đổi thời hạn nhận nợ bắt buộc theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.

Bên cạnh đó khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định về các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro như sau:

1. Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.

3. Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.

4. Khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.

Như vậy, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề do bão lũ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến không thể trả nợ đúng hạn có thể được xem xét gia hạn kỳ hạn trả nợ nếu đáp ứng được các điều kiện trên.

Để được xem xét gia hạn nợ của Quỹ bảo lãnh tín dụng thì cần gì?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định về gia hạn nợ như sau:

1. Đối tượng xem xét: Khách hàng gặp rủi ro do một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Thông tư này.

2. Điều kiện xem xét: Khách hàng được xem xét gia hạn nợ khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký;

c) Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi sau khi được gia hạn nợ;

d) Khoản nợ của khách hàng đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc chưa được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhưng Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định, đánh giá nếu áp dụng biện pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì khách hàng cũng không trả được nợ (gốc, lãi) cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.

3. Thời gian gia hạn nợ: Một khoản nợ có thể được gia hạn nợ nhiều lần nhưng phải đảm bảo thời hạn nhận nợ bắt buộc sau khi khoản nợ được gia hạn không vượt quá thời hạn nhận nợ bắt buộc tối đa quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

4. Trường hợp gia hạn nợ, Quỹ bảo lãnh tín dụng điều chỉnh thời hạn nhận nợ bắt buộc trong Hợp đồng nhận nợ bắt buộc.

Theo đó, doanh nghiệp để được xem xét gia hạn nợ thì cần phải đáp ứng các quy định theo Khoản 2 Điều trên.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Phí cung cấp thông tin Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 07-1/CC Mẫu Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đang tham gia tố tụng mà doanh nghiệp bị giải thể thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể đăng ký ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty có được quyền rút phần vốn góp hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập phòng y tế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuê văn phòng khác địa chỉ đăng ký kinh doanh thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì có cần ký lại hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì? Các sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất xứ Việt Nam được hưởng ưu đãi khi đáp ứng các điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các công việc của kế toán, nhân sự mà doanh nghiệp phải làm tháng 3/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Phan Hồng Công Minh
236 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào