Quỹ bảo lãnh tín dụng có thể từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp hay không?
Quỹ bảo lãnh tín dụng có thể từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp không?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định về các trường hợp bên bảo lãnh được quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như sau:
Bên bảo lãnh được quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong các trường hợp sau:
1. Bên nhận bảo lãnh chưa thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ đối với bên được bảo lãnh theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định này.
2. Bên nhận bảo lãnh vi phạm quy định của pháp luật về quy chế cho vay của tổ chức cho vay đối với khách hàng trong quá trình cấp tín dụng cho bên được bảo lãnh, không thực hiện kiểm tra, giám sát hoặc kiểm tra, giám sát không kịp thời dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay không đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng.
3. Các trường hợp khác do bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh thỏa thuận tại Hợp đồng bảo lãnh tín dụng và chứng thư bảo lãnh đã ký kết.
Như vậy, Quỹ bảo lãnh có thể từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu vi phạm một trong các trường hợp trên. Trường hợp công ty nhận bảo lãnh chưa thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ đối với công ty được bảo lãnh thì Quỹ bảo lãnh có thể từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Số tiền trả nợ thay của Quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp bao gồm những khoản nào?
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 34/2018/NĐ-CP về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng như sau:
1. Sau khi gửi văn bản thông báo chấp thuận trả nợ thay cho bên nhận bảo lãnh quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định này, bên bảo lãnh sẽ thực hiện chuyển tiền cho bên nhận bảo lãnh theo thời gian tại văn bản chấp thuận trả nợ thay. Căn cứ tình hình tài chính, bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc chuyển toàn bộ số tiền bảo lãnh một lần hoặc chuyển nhiều lần.
2. Số tiền trả nợ thay bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi theo thỏa thuận tại chứng thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
3. Trước khi thực hiện chuyển tiền trả nợ thay, bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh phải hoàn thành thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm chung cho khoản vay và khoản được bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó, Quỹ bảo lãnh sẽ trả số tiền nợ thay cho doanh nghiệp bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi theo thỏa thuận trong Chứng thư, hợp đồng bão lãnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?