Một tổ chức có giáo lý, giáo luật, lễ nghi thì có được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hay không?
Một tổ chức có giáo lý, giáo luật, lễ nghi thì có được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo?
Tại Điều 18 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 có quy định về điều kiện để tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo như sau:
Điều 18. Điều kiện để tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo
Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
2. Có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luật;
3. Tên của tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc;
4. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
5. Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở;
6. Nội dung hoạt động tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
Như vậy, để được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức cần phải đáp ứng 06 điều kiện được quy định tại Điều 18 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016. Việc tổ chức có giáo lý, giáo luật, lễ nghi chi đáp ứng được 01 trong số 06 điều kiện để có thể được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo?
Tại Khoản 3 Điều 19 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 có quy định như sau:
Điều 19. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo
3. Thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh) cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối cấp chứng nhận đăng ký phải nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối cấp chứng nhận đăng ký phải nêu rõ lý do.
Theo đó, việc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo thuộc về cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương tùy vào từng trường hợp cụ thể được quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?