Có được chỉnh sửa hợp đồng đã công chứng không?
Có được chỉnh sửa hợp đồng đã công chứng không?
Ban biên tập cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong trường hợp hợp đồng tài liệu đã công chứng có được chỉnh sửa không? Mong sớm nhận phản hồi thông tin từ ban biên tập.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 50 Luật công chứng 2014, có quy định về sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng như sau:
- Lỗi kỹ thuật là lỗi do sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn trong văn bản công chứng mà việc sửa lỗi đó không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng, giao dịch.
- Việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật.
- Công chứng viên thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa với các giấy tờ trong hồ sơ công chứng, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi chữ, dấu hoặc con số đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Công chứng viên có trách nhiệm thông báo việc sửa lỗi kỹ thuật đó cho người tham gia hợp đồng, giao dịch.
Theo quy định trên thì nếu trong văn bản đã công chứng mà có sai sót do đánh máy, in ấn trong văn bản công chứng thì sẽ được sửa đổi. Còn việc sửa đổi làm ảnh hưởng đến nội dung của hợp đồng thì việc sửa đổi sẽ không được chấp nhận. Bên cạnh đó, việc sửa đổi văn bản đã công chứng phải được thực hiện tại tổ chức đã thực hiện việc công chứng trước đó.
Và tại Điềm b Khoản 2 Điều 7 Luật công chứng 2014 nghiêm cấm người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng.
Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản tại đâu?
Tôi đang cần công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Tôi có thể công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản tại đâu? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Nhà ở được xem là bất động sản.
Đối với vấn đề của bạn thì tại Khoản 1 Điều 54 Luật Công chứng 2014 có quy định như sau:
Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.
Về tổ chức hành nghề công chứng thì pháp luật nước ta quy định bao gồm: Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định pháp luật.
Như vậy, theo quy định này thì bạn chỉ được công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở của bạn bạn nhé.
Lưu ý:
Với trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu.Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.
Khi nào thì giá trị pháp lý của hợp đồng công chứng hết hiệu lực?
Chào Ban tư vấn, tôi biết các văn bản cụ thể là hợp đồng nhằm xác định giá trị pháp lý bên cạnh sự thỏa thuận của đôi bên thì còn cần phải công chứng thì nó mới có giá trị pháp lý. Thế thì khi nào thì giá trị pháp lý của hợp đồng công chứng hết hiệu lực?
Trả lời:
Tại Điều 5 Luật công chứng 2014 có quy định giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:
- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Như vậy, hợp đồng công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng, trừ trường hợp hợp đồng công chứng vô hiệu. Hoặc hợp đồng chỉ hết hiệu lực khi hai bên thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng đã công chứng hay có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng đã được công chứng. Thì lúc này giá trị pháp lý của hợp đồng công chứng hết hiệu lực.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Cận 3 độ có phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 hay không?
- Mẫu giấy mời tham dự ngày truyền thống của Cựu chiến binh mới nhất 2024?
- Mẫu Báo cáo tổng kết chi đoàn mới nhất 2024?