Tổ chức đám cưới cho người không đủ tuổi có bị phạt? Bố mẹ không đồng ý thì có tự đi đăng ký kết hôn được không?
Tổ chức đám cưới cho người không đủ tuổi có bị phạt?
Có bị phạt nếu tổ chức đám cưới cho người không đủ tuổi không? Tôi tên Quỳnh năm nay 17 tuổi. Tôi có người bạn là Tuyền cùng tuổi. Bạn tôi tháng sau sẽ kết hôn tuy nhiên đến thời điểm đó bạn tôi vẫn chưa đủ tuổi. Vậy thì việc tổ chức đám cưới cho bạn tôi như vậy có vi phạm pháp luật không? Mong được giải đáp.
Trả lời:
Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích từ Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.
Bên cạnh đó tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Ngoài ra theo Khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
- Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy hành vi tổ chức cưới bạn của bạn có thể được xem là hành vi tảo hôn và có thể vị xử phạt với hình thức phạt tiền từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng đối với cá nhân. Nếu hành vi này thực hiện bởi tổ chức sẽ có mức phạt gấp đôi là từ 3.000.000 - 6.000.000 đồng.
Bố mẹ không đồng ý thì có tự đi đăng ký kết hôn được không?
Em và người yêu bị phản đối vì gia đình không môn đăng hộ đối và không hợp đuổi đứa sinh năm 98 và em sinh năm 99. Vậy hai đứa em có được tự đi đăng ký kết hôn không ạ?
Trả lời:
Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn, như sau:
- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Lưu ý: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, trường hợp gia đình hai anh chị không đồng ý cho anh chị kết hôn thì anh chị vẫn có thể đăng ký kết hôn nếu đáp ứng quy định nêu trên. Vì sự đồng ý của gia đình không phải là điều kiện bắt buộc.
Bên cạnh đó, Điểm b Khoản 2 Điều 5 Luật này quy định tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn là hành vi bị cấm trong bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.
Và tại Điểm đ Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.
Như vậy, trường hợp bố mẹ cản trở con kết hôn thì có thể bị phạt tiền đến 5 triệu đồng theo quy định mới nhất.
Cưới vợ người dân tộc 17 tuổi có được không?
Em được biết ở các vùng cao, dân tộc Nùng, họ cưới sớm, có người cưới năm 15 tuổi. Nên em muốn hỏi bên em có thể tổ chức cưới vợ người dân tộc ở vùng cao khi người đó 17 tuổi được không?
Trả lời:
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Như vậy, dựa theo thông tin bạn cung cấp, trong trường hợp của bạn, pháp luật sẽ không thừa nhận việc kết hôn giữa 02 người. Bên cạnh đó, đối với hành vi tảo hôn hoặc tổ chức tảo hôn sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm theo Điều 47 Nghị định 82/2020/NĐ-CP phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?