Hồ sơ xét, đề nghị, công nhận cấp Bộ Quốc phòng trong việc xét công nhận danh hiệu giảng viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi là gì?
Hồ sơ xét, đề nghị, công nhận cấp Bộ Quốc phòng trong việc xét công nhận danh hiệu giảng viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi?
Tại Điều 14 Thông tư 13/2022/TT-BQP có quy định hồ sơ xét, đề nghị, công nhận cấp Bộ Quốc phòng trong việc xét công nhận danh hiệu giảng viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi như sau:
1. Hồ sơ gồm:
a) Hồ sơ đề nghị của nhà giáo theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
b) Các văn bản theo Mẫu số 04, 05, 06, 07, 08, 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với các nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng: Nhà trường gửi báo cáo kèm theo hồ sơ, tờ trình đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi về Cục Nhà trường - Cơ quan thường trực Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng.
3. Đối với các nhà trường không trực thuộc Bộ Quốc phòng: Cấp quản lý trường báo cáo kèm theo hồ sơ của trường, tờ trình đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi về Cục Nhà trường - Cơ quan thường trực Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng.
Quy trình xét, đề nghị, công nhận danh hiệu giảng viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng
Tại Điều 15 Thông tư 13/2022/TT-BQP có quy định quy trình xét, đề nghị, công nhận danh hiệu giảng viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng như sau:
1. Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng, có số lượng từ 15 hoặc 19 người. Thành phần Hội đồng gồm:
- Chủ tịch: Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Phó Chủ tịch: 01 đồng chí Phó Tổng Tham mưu trưởng là Phó Chủ tịch Thường trực; 01 đồng chí Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
- Ủy viên thường trực: Cục trưởng Cục Nhà trường.
- Ủy viên kiêm Trưởng ban Thư ký: 01 Phó Cục trưởng Cục Nhà trường.
- Ủy viên: 01 Thủ trưởng Cục Khoa học quân sự; 01 Thủ trưởng Cục Quân lực; 01 Thủ trưởng Cục Cán bộ; 01 Thủ trưởng Cục Tuyên huấn; Trưởng ban Phụ nữ Quân đội; Thủ trưởng Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu một số nhà trường.
b) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín. Các cuộc họp của Hội đồng phải có từ 2/3 số thành viên trở lên tham dự. Thành viên Hội đồng vắng mặt phải được Chủ tịch Hội đồng đồng ý và gửi phiếu bầu đến Hội đồng xem xét tại phiên họp để bảo đảm đủ 100% phiếu bầu.
c) Nhà giáo đăng ký, nộp hồ sơ xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi không tham gia Hội đồng.
d) Hội đồng được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng.
đ) Cục Nhà trường là Cơ quan thường trực Hội đồng xét công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng.
2. Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập Ban Thư ký giúp việc cho Hội đồng.
3. Thẩm định hồ sơ
a) Cơ quan thường trực Hội đồng tổng hợp hồ sơ đề nghị của các Hội đồng cơ sở, bàn giao cho Ban Thư ký thẩm định.
b) Ban Thư ký thẩm định về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ và các tiêu chuẩn của nhà giáo theo quy định, báo cáo Chủ tịch Hội đồng kết quả thẩm định nhà giáo đủ tiêu chuẩn và không đủ tiêu chuẩn xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi, đề nghị Chủ tịnh Hội đồng cho lấy ý kiến tham gia của các cơ quan chức năng có liên quan và ý kiến nhà trường có ứng viên đăng ký xét về kết quả thẩm định của Ban Thư ký.
c) Ban Thư ký tổng hợp, thống nhất danh sách nhà giáo đủ tiêu chuẩn và không đủ tiêu chuẩn xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi, báo cáo Chủ tịch Hội đồng; gửi hồ sơ, tài liệu đến các thành viên Hội đồng và chuẩn bị phiên họp của Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng.
4. Họp Hội đồng
a) Hội đồng xem xét, thảo luận về tiêu chuẩn của các nhà giáo được đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi; Hội đồng xem xét kiến nghị của các tổ chức, cá nhân (nếu có), biểu quyết thông qua danh sách đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn.
b) Tổ chức lấy tín nhiệm theo hình thức bỏ phiếu kín đối với nhà giáo được đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng. Nhà giáo đạt 2/3 số phiếu tín nhiệm trở lên so với tổng số thành viên Hội đồng, được Hội đồng đưa vào danh sách đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng.
c) Ban Thư ký hoàn chỉnh hồ sơ, Cơ quan thường trực báo cáo Chủ tịch Hội đồng ký văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng.
5. Giấy chứng nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Năm 2025: Bộ Y tế thanh tra việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức?
- Dụ dỗ người khác gian lận trong hoạt động thể thao bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?
- Biển báo hiệu hình tròn có nền xanh lam có hình vẽ màu trắng là loại biển gì?