Vốn huy động và vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là gì?
Vốn huy động và vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là như thế nào?
Tại Điều 3 Thông tư 128/2021/TT-BTC có quy định về vốn huy động và vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
1. Ngân hàng Phát triển huy động các nguồn vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP và đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Đảm bảo các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Trường hợp Ngân hàng Phát triển phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn phải đảm bảo tuân thủ hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ quyết định, lãi suất phát hành thực hiện theo khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định;
c) Trường hợp Ngân hàng Phát triển huy động vốn dưới hình thức tiền vay của tổ chức tín dụng trong nước và tiền gửi, vay của tổ chức khác trong nước: Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật, lãi suất huy động không được vượt quá mức lãi suất huy động tiền gửi của tổ chức cao nhất cùng kỳ hạn hoặc kỳ hạn tương đương (trong trường hợp không cùng kỳ hạn), cùng thời điểm được công bố trên trang thông tin điện tử chính thức hoặc văn bản thông báo lãi suất của bốn ngân hàng gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam;
d) Trường hợp Ngân hàng Phát triển vay vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất vay vốn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
đ) Việc huy động các nguồn vốn khác thực hiện theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Phát triển chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Vốn tự có của Ngân hàng Phát triển được xác định theo quy định tại Điều 7 và khoản 1 Điều 40 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP, căn cứ vào báo cáo tài chính riêng lẻ quý trước để xác định giới hạn tín dụng cho quý tiếp theo.
Nguyên tắc quản lý vốn và tài sản của Ngân hàng phát triển Việt Nam
Tại Điều 4 Thông tư 128/2021/TT-BTC có quy định về nguyên tắc quản lý vốn và tài sản của Ngân hàng phát triển Việt Nam như sau:
1. Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm theo dõi toàn bộ vốn và tài sản hiện có, thực hiện hạch toán, phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình hoạt động theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành; quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản; tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động, quản lý tài sản tại Nghị định số 46/2021/NĐ-CP .
2. Ngân hàng Phát triển được sử dụng vốn để thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP. Riêng đối với hoạt động mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, Ngân hàng Phát triển chỉ được thực hiện với các loại giấy tờ có giá bao gồm: Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh; Trái phiếu chính quyền địa phương; Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?