Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng trạm điều tiết khống chế kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa như thế nào?
Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng trạm điều tiết khống chế kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa
Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT việc điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng trạm điều tiết khống chế kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa được quy định như sau:
a) Trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông phải thuận tiện khi điều hành, dễ bao quát, không bị che khuất tầm nhìn thuận lợi cho công tác cảnh giới và đặt tại các vị trí quy định như sau: trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông phía thượng lưu đặt cách khu vực điều tiết không quá 800 mét; trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông phía hạ lưu đặt cách khu vực điều tiết không quá 500 mét; trạm trung tâm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đặt cách khu vực thi công công trình về phía thượng lưu không quá 200 mét;
b) Báo hiệu trên bờ: bố trí theo quy định tại khoản 2 Điều này và bổ sung 01 bộ báo hiệu điều khiển sự đi lại;
c) Báo hiệu dưới nước: nếu khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông hoàn toàn trong phạm vi luồng thì phải bố trí tối thiểu 04 phao giới hạn luồng tàu chạy; nếu khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông trong phạm vi một bên luồng phải bố trí tối thiểu 02 phao giới hạn vùng nước hoặc 02 phao giới hạn luồng tàu chạy.
Phương tiện, nhân lực tại trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ Khoản 5 Điều này các yêu cầu kỹ thuật của phương tiện, nhân lực tại trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa như sau:
a) Mỗi trạm bố trí tối thiểu một tàu có công suất từ 33 CV đến 90 CV và tối thiểu một xuồng cao tốc (ca nô cao tốc) có công suất từ 25 CV đến 90 CV (tùy theo khu vực điều tiết để bố trí phương tiện cho phù hợp). Trường hợp khu vực cửa sông ra biển, tuyến luồng từ bờ ra đảo, tuyến luồng nối các đảo, tuyến luồng quy định cấp kỹ thuật đặc biệt có thể bố trí phương tiện có công suất lớn hơn nhưng không quá 150 CV đối với tàu và 200 CV đối với xuồng cao tốc;
b) Định biên thuyền viên trên phương tiện được bố trí theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Nhân lực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông được bố trí tối thiểu như sau: chỉ huy điều tiết (nhân công bậc 4 trở lên hoặc nhân công có bằng cao đẳng công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 01 người/ca; nhân viên trực tại mỗi trạm (nhân công bậc 3 trở lên hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý đường thủy hoặc nhân công có bằng trung cấp công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 02 người/ca; lực lượng phối hợp tại mỗi trạm (khi cần thiết) bố trí 01 người/ca;
c) Quy định về số giờ nổ máy của các phương tiện để thực hiện điều tiết tại hiện trường:
Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp đặc biệt, cấp I và cấp II, số giờ nổ máy của phương tiện là 2,0 giờ/ngày;
Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp III và cấp IV, số giờ nổ máy của phương tiện là 1,5 giờ/ngày;
Tuyến đường thủy không thuộc các trường hợp trên, số giờ nổ máy của phương tiện là 1,0 giờ/ngày.
d) Các dụng cụ, thiết bị khác tối thiểu cho 01 trạm bao gồm: 01 bảng hiệu (ghi tên trạm, tên công trình, đơn vị thực hiện, điện thoại liên lạc…); 01 bộ loa nén; 01 cờ hiệu; 01 tủ thuốc cứu sinh; 01 bộ đàm (điện thoại); 02 đèn pin; 01 thước đọc mực nước; 01 ống nhòm và dụng cụ cứu sinh theo quy định. Các dụng cụ, trang thiết bị này phải còn hoạt động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?