Giải pháp kết nối dữ liệu hệ thống camera giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan như thế nào?
- Giải pháp kết nối dữ liệu hệ thống ca-mê-ra giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan sẽ như thế nào?
- Yêu cầu lưu trữ dữ liệu hệ thống ca-mê-ra giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan
- Xử lý đối với trường hợp sự cố hệ thống ca-mê-ra giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan
Giải pháp kết nối dữ liệu hệ thống ca-mê-ra giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan sẽ như thế nào?
Tại Tiết 2.1 Tiểu mục 2 Mục I Quy định về cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống ca-mê-ra giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan theo Khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP và việc giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất thông qua hệ thống ca-mê-ra ban hành kèm theo Quyết định số 247/QĐ-TCHQ năm 2022 có quy định về giải pháp kết nối dữ liệu hệ thống ca-mê-ra giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan:
a) Hệ thống ca-mê-ra giám sát của DNCX phải kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan qua mạng Internet hoặc kênh truyền riêng trong đó ưu tiên qua mạng Internet.
Trường hợp DNCX lựa chọn phương án kết nối qua kênh truyền riêng, cần liên hệ với cơ quan hải quan cùng xây dựng giải pháp kết nối phù hợp, đảm bảo tính sẵn sàng, tương thích giữa hạ tầng của DNCX và của cơ quan hải quan. Việc đầu tư, triển khai kênh truyền riêng do DNCX chịu trách nhiệm thực hiện.
b) DNCX chủ động và chịu trách nhiệm triển khai lắp đặt hệ thống ca-mê-ra và giải pháp kết nối. Ngay sau khi hoàn thành kết nối, DNCX có văn bản thông báo tới cơ quan hải quan tài khoản truy cập hệ thống, phương pháp truy cập hệ thống để cơ quan hải quan thực hiện giám sát theo quy định.
Yêu cầu lưu trữ dữ liệu hệ thống ca-mê-ra giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan
Tại Tiết 2.2 Tiểu mục 2 Mục I Quy định về cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống ca-mê-ra giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan theo Khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP và việc giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất thông qua hệ thống ca-mê-ra ban hành kèm theo Quyết định số 247/QĐ-TCHQ năm 2022 có quy định về yêu cầu lưu trữ dữ liệu hệ thống ca-mê-ra giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan
a) Phương thức lưu trữ: Hình ảnh phải được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ tại DNCX. DNCX tự chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo mật hình ảnh ca-mê-ra. Việc lưu trữ hình ảnh phải đảm bảo cho phép cơ quan hải quan truy cập và khai thác mọi thời điểm khi có yêu cầu kiểm tra.
b) Thời gian lưu trữ: Dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý DNCX và được lưu giữ tại DNCX tối thiểu 12 tháng.
c) Chuẩn dữ liệu lưu trữ: DNCX chủ động lựa chọn phần mở rộng của tệp hình ảnh theo các phần mở rộng mà ca-mê-ra của DNCX hỗ trợ, tuy nhiên phải đảm bảo quy định tiêu chuẩn kỹ thuật tại Phụ lục I “Tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu đối với hệ thống ca-mê-ra tại DNCX” ban hành kèm theo Quyết định này. DNCX phải cung cấp, công bố và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu công bố cũng như về sự tương thích của hệ thống ca-mê-ra với yêu cầu kỹ thuật tối thiểu nêu tại quy định này.
d) Yêu cầu về khai thác dữ liệu: Căn cứ theo yêu cầu nghiệp vụ, DNCX phải cung cấp tài khoản, mật khẩu, quyền truy cập hệ thống ca-mê-ra giám sát để công chức hải quan giám sát. DNCX phải sẵn sàng kết xuất, cung cấp dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra theo yêu cầu quản lý của cơ quan hải quan.
Xử lý đối với trường hợp sự cố hệ thống ca-mê-ra giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan
Tại Tiết 2.3 Tiểu mục 2 Mục I Quy định về cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống ca-mê-ra giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan theo Khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP và việc giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất thông qua hệ thống ca-mê-ra ban hành kèm theo Quyết định số 247/QĐ-TCHQ năm 2022 có quy định về xử lý đối với trường hợp sự cố hệ thống ca-mê-ra giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan:
a) Đối với sự cố về ca-mê-ra và trang thiết bị đi kèm nằm trong hệ thống ca-mê-ra:
- Đối với các ca-mê-ra và trang thiết bị đi kèm nằm trong hệ thống ca-mê-ra giám sát của DNCX: DNCX có trách nhiệm vận hành, bảo trì định kỳ, thay thế đảm bảo hoạt động ổn định, liên tục 24/7.
- Khi có sự cố liên quan đến hệ thống ca-mê-ra giám sát: DNCX cần thông báo cho cơ quan hải quan để thống nhất phương án giám sát trong thời gian chờ khắc phục sự cố theo Phụ lục II Mẫu “Thông báo sự cố hệ thống ca-mê-ra giám sát của DNCX” ban hành kèm theo Quyết định này. DNCX có trách nhiệm sửa chữa, thay thế thiết bị trong thời gian tối đa 10 (mười) ngày làm việc để phục hồi hoạt động của hệ thống. Trường hợp quá thời hạn nêu trên, DNCX chưa hoàn thành việc phục hồi hoạt động của hệ thống thì phải có văn bản thông báo lý do cụ thể, dự kiến thời gian hoàn thành gửi cơ quan hải quan quản lý DNCX biết.
- Đối với ca-mê-ra giám sát tại cổng/cửa ra/vào DNCX, trong quá trình gián đoạn ghi nhận hình ảnh ca-mê-ra do sự cố, DNCX có trách nhiệm lập sổ theo dõi, ghi rõ số xe, số container (nếu có), thời gian ra/vào DNCX và xuất trình cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu.
b) Đối với sự cố kênh truyền:
- Đối với kênh truyền qua Internet: DNCX chịu trách nhiệm giám sát, vận hành, xử lý sự cố đối với đường truyền tại đầu phía doanh nghiệp.
- Đối với kênh truyền riêng của DNCX kết nối đến cơ quan hải quan: DNCX chịu trách nhiệm giám sát, vận hành, xử lý sự cố đối với đường truyền và thiết bị đầu cuối của doanh nghiệp đặt tại cơ quan hải quan.
- Trong quá trình gián đoạn kênh truyền, DNCX phải đảm bảo lưu trữ dữ liệu liên quan đến hệ thống ca-mê-ra giám sát và sẵn sàng cung cấp khi có yêu cầu của cơ quan hải quan. DNCX cần thông báo cho cơ quan hải quan để thống nhất phương án giám sát trong thời gian chờ khắc phục sự cố theo Phụ lục II Mẫu “Thông báo sự cố hệ thống ca-mê-ra giám sát của DNCX” kèm theo Quyết định này. DNCX có trách nhiệm khắc phục trong thời gian tối đa 03 (ba) ngày làm việc để phục hồi hoạt động của hệ thống. Trường hợp quá thời hạn nêu trên, DNCX chưa hoàn thành việc phục hồi hoạt động của hệ thống thì phải có văn bản thông báo lý do cụ thể, dự kiến thời gian hoàn thành đến cơ quan hải quan quản lý.
c) Giám sát hải quan trong quá trình gián đoạn do sự cố:
- Chi cục hải quan quản lý DNCX phân công công chức phối hợp với DNCX theo dõi quá trình xử lý sự cố, cập nhật tình hình xử lý theo ngày làm việc;
- Trên cơ sở đánh giá rủi ro đối với từng DNCX, Chi cục trưởng quyết định biện pháp giám sát đối với DNCX trong quá trình gián đoạn hình ảnh ca-mê-ra giám sát do sự cố;
- Thời gian khắc phục sự cố sớm và việc chủ động, tích cực phối hợp với cơ quan hải quan trong xử lý sự cố hệ thống ca-mê-ra giám sát của DNCX được xem là tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật của DNCX.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cập nhật năm 2024?
- Mỗi cá nhân có bao nhiêu mã định danh y tế? Mã định danh y tế có mấy ký tự?
- Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 bao gồm giếng nào? Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 phải được kiểm tra định kỳ hằng năm đúng không?
- Khai thuế là gì? Người nộp thuế thực hiện việc khai thuế tại đâu theo quy định pháp luật về thuế?