Vấn đề trả lại tài sản thuê hoặc mượn khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản được quy định thế nào?
Vấn đề trả lại tài sản thuê hoặc mượn khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản được quy định như thế nào?
Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Việc trả lại tài sản thuê hoặc mượn khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời: Việc trả lại tài sản thuê hoặc mượn khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản được quy định tại Điều 56 Luật Phá sản 2014 với nội dung như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố phá sản, chủ sở hữu tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã thuê hoặc mượn để dùng vào hoạt động kinh doanh phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn với cơ quan thi hành án dân sự để nhận lại tài sản của mình.
- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã trả trước tiền thuê nhưng chưa hết thời hạn thuê thì người cho thuê chỉ được nhận lại tài sản sau khi đã thanh toán số tiền thuê tương ứng với thời gian thuê còn lại để cơ quan thi hành án dân sự nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã chuyển nhượng tài sản thuê hoặc mượn cho người khác mà không đòi lại được thì người cho thuê hoặc cho mượn có quyền yêu cầu bồi thường đối với tài sản đó như khoản nợ không có bảo đảm.
Trên đây là nội dung giải đáp về việc trả lại tài sản thuê hoặc mượn khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Việc định giá tài sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã tuyên bố phá sản được quy định như thế nào?
Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Việc định giá tài sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã tuyên bioos phá sản được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Pháp luật nước ta có quy định phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Theo đó, tại Điều 122 Luật Phá sản 2014 có quy định về việc định giá tài sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã tuyên bố phá sản như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức định giá tài sản theo quy định của pháp luật.
- Khi ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan.
- Trong trường hợp tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác định giá trị tài sản và thanh lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung giải đáp về việc định giá tài sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã tuyên bố phá sản.
Thứ tự phân chia tài sản khi giải quyết phá sản được quy định như thế nào?
Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Thứ tự phân chia tài sản khi giải quyết phá sản được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Thứ tự phân chia tài sản khi giải quyết phá sản được quy định tại Điều 54 Luật Phá sản 2014 với nội dung như sau:
- Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
+ Chi phí phá sản;
+ Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
+ Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Bên cạnh đó,
- Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
+ Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;
+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
+ Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
+ Thành viên của Công ty hợp danh.
- Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Trên đây là nội dung giải đáp về thứ tự phân chia tài sản khi giải quyết phá sản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Mẫu thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia theo Nghị định 135?
- Tên gọi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua các thời kỳ?
- Thời hạn công ty phải khai trình việc sử dụng lao động là bao lâu kể từ ngày bắt đầu hoạt động?
- Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì đi tù?