Nội dung, mức chi bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học theo quy định mới như thế nào?

Nội dung, mức chi bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học theo quy định mới? Chi xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo để thực hiện các mô hình, các lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho NLĐ vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định mới?

Nội dung, mức chi bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học theo quy định mới?

Căn cứ Điều 21 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/05/2022) quy định về nội dung, mức chi bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học như sau:

1. Bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số

a) Đối tượng

- Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 2, 3 và 4 khoản 1 mục I Điều 1 Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 06 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”; lực lượng công an, quân đội công tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã; lực lượng công an, quân đội công tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Nội dung và mức chi bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

2. Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học

a) Đối tượng

- Đào tạo hệ dự bị đại học: Hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục chuyên biệt và trường đại học tổ chức bồi dưỡng hệ dự bị đại học cho học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

- Đào tạo đại học, sau đại học: Hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo trình độ đại học, sau đại học các chuyên ngành đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Nội dung và mức hỗ trợ

- Đào tạo dự bị đại học: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT;

- Hỗ trợ học phí đại học và sau đại học, chi phí học tập, chi phí sinh hoạt cho sinh viên là người dân tộc thiểu số đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học: Thực hiện theo mức quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miên, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại cơ sở giáo dục đại học, Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 09 năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm;

Hỗ trợ học bổng chính sách và các chế độ khác cho sinh viên, học viên: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 07 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số; Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

Chi xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo để thực hiện các mô hình, các lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho NLĐ vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định mới?

Căn cứ Điều 22 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/05/2022) quy định về chi xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo để thực hiện các mô hình, các lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng như sau:

1. Chi xây dựng chương trình đào tạo

a) Chi phân tích nghề, phân tích công việc để xây dựng chuẩn kiến thức kỹ năng nghề

- Tiền công chuyên gia góp ý sơ đồ phân tích nghề: Mức chi tối đa 250.000 đồng/ý kiến bằng văn bản (tối đa 7 ý kiến);

- Tiền công biên soạn phiếu phân tích nghề từ 3 bước công việc trở xuống: Mức chi là 250.000 đồng/phiếu, từ 4 đến 5 bước công việc là 280.000 đồng/phiếu và từ 6 bước công việc trở lên là 320.000 đồng/phiếu;

- Tiền công chuyên gia cho ý kiến về bộ phiếu phân tích công việc: tối đa 500.000 đồng/phiếu/ý kiến bằng văn bản (tối đa 7 ý kiến);

- Tiền công nghiệm thu bộ phiếu phân tích nghề, phân tích công việc từ 3 bước công việc trở xuống: 220.000 đồng/phiếu, từ 4 đến 5 bước công việc: 250.000 đồng/phiếu và từ 6 bước công việc trở lên: 260.000 đồng/phiếu;

b) Tiền công thiết kế chương trình đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 25.000 đồng/giờ;

c) Tiền công biên soạn chương trình đào tạo

- Biên soạn mới chương trình: 70.000 đồng/giờ (bao gồm cả chi phí thuê chuyên gia tư vấn hướng dẫn, giám sát xây dựng chương trình là 15.000 đồng/giờ);

- Sửa chữa, biên tập tổng thể chương trình: 40.000 đồng/giờ;

d) Tiền công thẩm định, nhận xét đánh giá chương trình: 35.000 đồng/giờ;

đ) Tiền công chỉnh sửa, bổ sung chương trình: Mức chi tối đa bằng 30% mức chi xây dựng mới chương trình đào tạo; riêng chi xin ý kiến chuyên gia, thẩm định, nhận xét đánh giá bằng 100% mức chi xây dựng mới.

Số giờ chuẩn để thiết kế, biên soạn, thẩm định chương trình đào tạo cho từng nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Tiền công biên soạn giáo trình đào tạo

a) Tiền công viết giáo trình (bao gồm cả chi phí thuê chuyên gia tư vấn hướng dẫn giám sát): Mức chi là 60.000 đồng/trang chuẩn;

b) Tiền công vẽ bản kỹ thuật, hình minh họa trong giáo trình: Mức chi từ 130.000 đồng đến 260.000 đồng/bản tùy thuộc vào mức độ phức tạp của bản vẽ và hình minh họa;

c) Tiền công sửa chữa, biên tập tổng thể: 40.000 đồng/trang chuẩn;

d) Tiền công thẩm định, phản biện, nhận xét: 35.000 đồng/trang chuẩn;

đ) Tiền công chỉnh sửa, bổ sung giáo trình: Mức chi tối đa không quá 30% mức chi xây dựng mới. Riêng chi thẩm định, phản biện, nhận xét bằng 100% mức chi xây dựng mới.

Giáo dục sau đại học
Hỏi đáp mới nhất về Giáo dục sau đại học
Hỏi đáp Pháp luật
Luận văn thạc sĩ được thực hiện trong vòng ít nhất bao nhiêu tháng? Giảng viên thỉnh giảng có được hướng dẫn làm luận văn thạc sĩ hay không?
Hỏi đáp pháp luật
chính sách công ăn việc làm cho thạc sĩ/tiến sĩ thất nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
chính sách tạo công ăn việc làm cho thạc sĩ/tiến sĩ
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ thu hút đối với tốt nghiệp thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh ở Vương Quốc anh
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách tạo công ăn việc làm cho thạc sĩ, tiến sĩ thất nghiệp của bí thư Trần Thọ
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách thu hút nhân tài đối với Thạc sĩ?
Hỏi đáp pháp luật
thạc sĩ chuyên ngành dân tộc học có thể nộp đơn vào những ban ngành nào ở thành phố?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn cho Thạc sĩ?
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tốt nghiệp cử nhân luật, thạc sĩ quản lý kinh tế có được công nhận Trung cấp lý luận chính trị không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo dục sau đại học
Phan Hồng Công Minh
440 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo dục sau đại học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào