Mục tiêu của kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 được quy định thế nào?
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 1 Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 ban hành kèm theo Quyết định 383/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định về mục tiêu tổng quát như sau:
1.1. Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, tiếp cận và thụ hưởng bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
1.2. Bảo đảm sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp học, trình độ đào tạo và các cấp quản lý giáo dục nhằm phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, góp phần thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hướng tới thực hiện cam kết đạt mục tiêu phát triển bền vững về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
Mục tiêu cụ thể của của kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030
Theo Tiểu mục 2 Mục 1 Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 ban hành kèm theo Quyết định 383/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định về mục tiêu cụ thể như sau:
2.1. Mục tiêu 1: Bảo đảm các vấn đề về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân
a) Chỉ tiêu 1: Nội dung về giới, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản được lồng ghép vào việc biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 và giảng dạy ở các cấp học.
b) Chỉ tiêu 2: Nội dung về giới, bình đẳng giới được giảng dạy chính thức ở các trường sư phạm từ năm 2025 trở đi.
2.2. Mục tiêu 2: Thu hẹp khoảng cách giữa trẻ em trai và gái trong tiếp cận giáo dục ở các vùng, miền
a) Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ trẻ em trai và gái được tiếp cận với phát triển, chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non có chất lượng đạt 35% trẻ nhà trẻ, 95% trẻ mẫu giáo vào năm 2025 và 40% trẻ nhà trẻ, 97% trẻ mẫu giáo vào năm 2030.
b) Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ trẻ em trai và gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học đạt 99% vào năm 2025 và trên 99% vào năm 2030.
c) Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ trẻ em trai và gái dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình trung học cơ sở đạt trên 83% vào năm 2025 và trên 86% vào năm 2030.
d) Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ nữ biết chữ đạt 98,2% vào năm 2025 và đạt 99% vào năm 2030; trong đó, tỷ lệ nữ người dân tộc thiểu số và miền núi biết chữ đạt 93,5% vào năm 2025 và đạt 94,5% vào năm 2030.
2.3. Mục tiêu 3: Tăng tỷ lệ nữ tham gia các vị trí quản lý, lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và nghiên cứu khoa học
a) Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên có nữ quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý đạt 95% vào năm 2025 và đạt 97% vào năm 2030; phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở đào tạo đạt 92% vào năm 2025 và đạt 95% vào năm 2030.
b) Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có nữ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt đạt trên 60% vào năm 2025 và đạt trên 75% vào năm 2030.
c) Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ công chức, viên chức trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đạt 75% tổng số nữ công chức, viên chức quy hoạch vào năm 2025 và đạt 90% tổng số nữ công chức, viên chức quy hoạch vào năm 2030.
d) Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số công chức, viên chức có trình độ thạc sĩ đạt ít nhất 50% từ năm 2025 trở đi; tỷ lệ nữ tiến sĩ trên tổng số tiến sĩ đang công tác trong các cơ sở giáo dục đạt 40% vào năm 2025 và 45% vào năm 2030.
đ) Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ nữ làm chủ nhiệm các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý đạt trên 35% vào năm 2025 và trên 45% vào năm 2030.
2.4. Mục tiêu 4: Công tác thông tin, truyền thông
a) Chỉ tiêu 1: Có ít nhất 04 triệu lượt phụ huynh học sinh, 08 triệu lượt học sinh từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông và khoảng 03 nghìn cán bộ các cấp ở địa phương được tiếp cận các vấn đề giới, bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến giới thông qua các tài liệu và sự kiện truyền thông vào năm 2025; ít nhất 05 triệu lượt phụ huynh học sinh, 10 triệu lượt học sinh từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông và khoảng 04 nghìn cán bộ các cấp ở địa phương được tiếp cận các vấn đề giới, bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến giới thông qua các tài liệu và sự kiện truyền thông vào năm 2030.
b) Chỉ tiêu 2: Có ít nhất 01 nghìn lượt cán bộ, giáo viên và học sinh được tập huấn trở thành đội ngũ truyền thông về giới, bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến giới của ngành Giáo dục.
c) Chỉ tiêu 3: Duy trì đạt 100% Cổng thông tin điện tử/website của các cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục các cấp có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hằng quý.
2.5. Mục tiêu 5: Tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới
a) Chỉ tiêu 1: Đến năm 2025 có 80% và đến năm 2030 có 100% công chức, viên chức làm công tác xây dựng thể chế của các đơn vị được tập huấn kiến thức về đánh giá tác động giới, lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực, ngành phụ trách.
b) Chỉ tiêu 2: Đến năm 2025 có 80% và đến năm 2030 có 100% thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các đơn vị được tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động liên quan tới nâng cao năng lực về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?