Mục đích và yêu cầu cơ bản của kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước quy định thế nào?

Mục đích và yêu cầu cơ bản của kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước quy định thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc

Mục đích của kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước

Căn cứ Mục 1 Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-BCT năm 2022 quy định về mục đích của kế hoạch như sau:

1. Kế hoạch hành động nhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xác định trong Chiến lược liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Công Thương để đạt được mục tiêu và theo đúng quan điểm, định hướng đã đề ra tại Chiến lược.

2. Kế hoạch hành động là căn cứ cho các vụ, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương xây dựng hoặc điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động theo chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của đơn vị mình theo quy định tại Chiến lược.

3. Kế hoạch hành động là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược; đồng thời là căn cứ để phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung của Chiến lược trong trường hợp cần thiết.

Yêu cầu cơ bản với kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước

Căn cứ Mục 2 Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-BCT năm 2022 quy định về yêu câu cơ bản đối với kế hoạch như sau:

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung công việc, các nhiệm vụ xác định trong Kế hoạch hành động này dựa trên những yêu cầu cơ bản sau đây:

1. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm cũng như các mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra để thực hiện có hiệu quả:

1.1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai; hướng dẫn, đôn đốc, đánh giá tình hình triển khai Chiến lược và xây dựng các báo cáo định kỳ hàng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện Chiến lược.

1.2. Vai trò chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp liên quan thuộc ngành Công Thương; triển khai đầy đủ, đúng tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp trong Chiến lược tới các đơn vị trong ngành; giám sát quá trình thực hiện; đánh giá mức độ và khả năng đạt được các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn và cuối thời kỳ của Chiến lược, để xuất điều chỉnh mục tiêu phù hợp với bối cảnh khi cần thiết để đảm bảo tính khả thi cao.

2. Cụ thể hóa các yêu cầu tổ chức thực hiện Chiến lược; thể hiện tính chủ động, sáng tạo của từng đơn vị và sự hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Công Thương trong việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp và đạt được mục tiêu đề ra tại Chiến lược.

3. Đảm bảo sự nhất quán với việc tổ chức thực hiện, các chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các nghị quyết của Đảng, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của ngành Công Thương trong từng thời kỳ.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

338 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào