Tốt nghiệp cấp 3 có được làm Bí thư xã hay không?
Tốt nghiệp cấp 3 có được làm Bí thư xã?
Tại Khoản 4 Điều 5 Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức, xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV có quy định như sau:
Điều 5. Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy, Thường trực đảng uỷ xã, phường, thị trấn:
4. Tiêu chuẩn cụ thể:
Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
Như vậy, trong trường hợp bạn tốt nghiệp cấp 3 (tốt nghiệp trung học phổ thông) thì bạn có thể trở thành Bí thư xã. Tuy nhiên bạn cần đáp ứng một số tiêu chí khác thì bạn mới có thể trở thành Bí thư xã.
Điều kiện về tuổi đời và trình độ lý luận chính trị để trở thành Bí thư xã
Tại Khoản 4 Điều 5 Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức, xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV có quy định như sau:
Điều 5. Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy, Thường trực đảng uỷ xã, phường, thị trấn:
4. Tiêu chuẩn cụ thể:
Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị trở lên.
Như vậy, đối với người có mong muốn trở thành Bí thư xã thì tuổi đời không được quá 45 tuổi nếu như giữ chức vụ lần đầu và có trình độ trung cấp chính trị trở lên.
Nhiệm vụ của Bí thư xã sẽ làm những công việc gì?
Tại Khoản 2 Điều 5 Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức, xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV có quy định như sau:
Điều 5. Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy, Thường trực đảng uỷ xã, phường, thị trấn:
2. Nhiệm vụ của Bí thư:
+ Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết vàchỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ.
+ Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ vàchỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó.
+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn.
+ Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thườngvụ Đảng uỷ.
Như vậy, đối với Bí thư xã sẽ thực hiện những nhiệm vụ được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức, xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?