Có được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính hay không?

Có được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính không? Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên theo pháp luật về Sở hữu trí tuệ? Sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng nào?

Có được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính không?

Tôi là dân IT không biết phần mềm máy tính do tôi tự lập ra có được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không? Mong nhận được giải đáp từ anh chị.

Trả lời: Theo Khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, cụ thể như sau:

"...

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu."

Như vậy, phầm mềm máy tính được xem là chương trình máy tính nếu đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ, sẽ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức quyền tác giả.

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả:

- Tác phẩm được sáng tạo;

- Được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

Ban biên tập phản hồi đến bạn.

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên theo pháp luật về Sở hữu trí tuệ

Xin hỏi, theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành thì Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được hiểu sao cho đúng? Có phải sẽ ưu tiên cho những người đăng ký bảo hộ sớm hơn hay không? Mong nhận được giải đáp. Xin cảm ơn.

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định nguyên tắc nộp đơn đầu tiên như sau:

- Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

- Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

- Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Nhìn chung nguyên tắc này sẽ ưu tiên những trường hợp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Trường hợp những đơn cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì sẽ được giải quyết theo quy định trên.

Sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng nào?

Chào các anh/chị, tôi tên Mỹ Miều hiện sinh sống tại Long An, tôi đang tìm hiểu một số vấn đề về sở hữu trí tuệ nhưng kiến thức hạn chế nên chưa rõ lắm, Ban tư vấn vui lòng cho tôi hỏi: Sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng nào? Được quy định tại đâu?

Trả lời: Tại Khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm đối tượng: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng. Cụ thể:

- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Trân trọng!

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức giảm 50% lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ ngày 01/7/2024 đến hết năm 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, xử lý đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp pháp luật
Phần mềm máy tính có được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không?
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp chấm dứt hiệu lực đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp pháp luật
Có được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
763 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào