Có thể lấy lại quyền nuôi con khi chồng thất nghiệp không? Lương tháng bao nhiêu mới được quyền nuôi con khi ly hôn?

Có thể lấy lại quyền nuôi con khi chồng thất nghiệp không? Lương tháng bao nhiêu mới được quyền nuôi con khi ly hôn? Mẹ đi xuất khẩu lao động, bố có được giành quyền nuôi con?

Có thể lấy lại quyền nuôi con khi chồng thất nghiệp không?

Tôi và chồng có chung với nhau một đứa con năm nay 05 tuổi. Sau khi ly hôn do điều kiện kinh tế tôi khó khăn nên chồng tôi được hưởng quyền nuôi con. Nay kinh tế tôi đã ổn định, còn chồng tôi do công ty phá sản nên hiện tại đang thất nghiệp. Vậy tôi có thể giành lại quyền nuôi con không? Mong ban biên tập hỗ trợ.

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con như sau:

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

=> Như vậy, trong trường hợp hiện tại, chồng bạn là người trực tiếp nuôi con nhưng đang thất nghiệp, bạn có thể yêu cầu thay đổi quyền nuôi con nếu chứng minh được chồng bạn không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con.

Ban biên tập thông tin đến bạn.

Lương tháng bao nhiêu mới được quyền nuôi con khi ly hôn?

Dạ, em đang làm thủ tục ly hôn vợ em, hai vợ chồng em có con 5 tuổi. Hiện tại, kinh tế hai bên cũng tương đương nhau, thu nhập của em là 9 triệu/tháng, còn vợ em là 8 triệu/tháng. Như vậy, với thu nhập bao nhiêu thì tòa sẽ giao con cho em nuôi phải không?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Như vậy, theo quy định trên pháp luật không có quy định cụ thể thu nhập của các bên trong ly hôn để được quyền nuôi con mà xét nhiều yếu tố khác nhau như: Tinh thần, thời gian chăm sóc, điều kiện chăm sóc, phúc lợi khác (y tế, trường học...) trong đó vấn đề thu nhập cũng là một trong các yếu tố đó để Tòa xem xét giao con cho vợ hoặc chồng nuôi.

Mẹ đi xuất khẩu lao động, bố có được giành quyền nuôi con?

Tôi đã ly dị vợ và con tôi hiện tại 2 tuổi. Tòa xử cho vợ tôi được nuôi con. Bây giờ vợ tôi đi xuất khẩu lao động và cháu hiện tại đang ở với ông bà thì tôi có giành quyền nuôi con được không?

Trả lời:

Tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

"3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Theo quy định hiện nay thì con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ được ưu tiên nuôi con. Do đó, Tòa án xử cho vợ bạn được quyền nuôi con là đúng quy định.

Tuy nhiên, vợ bạn đi xuất khẩu lao động nên giao con cho ông bà ngoại nuôi, vì thế, bạn có thể làm đơn ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ bạn cư trú để yêu cầu giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Bởi, khi vợ bạn đi xuất khẩu nước ngoài sẽ không đảm bảo được điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Vì vậy, Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ mà bạn cung cấp để giải quyết việc nuôi con cho bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng!

Ly hôn
Hỏi đáp mới nhất về Ly hôn
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn xin trình bày nguyện vọng của con?
Hỏi đáp Pháp luật
Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng có phải là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin cấp lại quyết định ly hôn mới nhất? Quyết định ly hôn bị mất có được xin cấp lại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ly hôn ở nước ngoài có xin xác nhận tình trạng hôn nhân tại Việt Nam được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sự khác biệt giữa ly thân và ly hôn năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ chồng ly hôn, ai được chia tài sản nhiều hơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Sau khi ly hôn có được quyền ngăn cản đối phương đến thăm con không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chồng không chịu ký tên vào đơn ly hôn thì vợ có ly hôn được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ly hôn xong có đổi họ cho con sang họ mẹ được không? Đổi họ cho con ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ để Tòa án trao quyền nuôi con khi ly hôn là gì? Trong trường hợp nào được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ly hôn
894 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ly hôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ly hôn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào