Thủ tục rút khỏi công ty khi thành viên còn lại không đồng ý trong công ty hợp danh có 02 thành viên được thực hiện như thế nào?
Thủ tục rút khỏi công ty khi thành viên còn lại không đồng ý trong công ty hợp danh có 02 thành viên như thế nào?
Tại Khoản 2 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về chấm dứt tư cách thành viên hợp danh như sau:
2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
Tại Điểm d Khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:
Điều 182. Hội đồng thành viên
3. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành:
d) Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;
Để có thể rút vốn ra khỏi công ty, bạn cần thực hiện những vấn đề sau:
Thứ nhất, thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn.
Thứ hai, chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
Thứ ba, phải có sự đồng ý của ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành, trừ trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác.
Trong trường hợp trên, do công ty chỉ có 02 thành viên, nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì khó có thể rút khỏi công ty, bởi việc chỉ có 01 người đồng ý rút chỉ chiếm 1/2 tổng số thành viên hợp danh, không đủ điều kiện để rút khỏi công ty.
Thành viên hợp danh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân được không?
Tại Khoản 1 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về việc hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh như sau:
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Như vậy, trong trường hợp là một thành viên hợp danh thì sẽ không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?