Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch là gì?
Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như thế nào?
Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như thế nào? Mọi người hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
Theo đó, phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Du lịch 2017 với nội dung như sau:
- Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;
- Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;
- Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.
Cần đáp ứng các điều kiện gì để trở thành một hướng dẫn viên du lịch?
Cần đáp ứng các điều kiện gì để trở thành một hướng dẫn viên du lịch? Tôi hiện là sinh viên ngành hướng dẫn viên du lịch, do đó mà cần tìm hiểu các điều kiện để trở thành một hướng dẫn viên, nhưng thật sự chưa rõ là cần đáp ứng các điều kiện gì để trở thành một hướng dẫn viên du lịch?
Trả lời:
Tại Khoản 3 Điều 58 Luật du lịch 2017 có quy định điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:
- Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;
- Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
- Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.
Theo đó, Khoản này được hướng dẫn bởi Mục 1 Công văn 120/TCDL-LH năm 2018 như sau:
1.1. Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch, để được hành nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa, người hành nghề hướng dẫn phải có đồng thời 3 điều kiện sau:
(1) Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;
(2) Có hợp đồng lao động lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch. Trong trường hợp không có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn, hướng dẫn viên phải là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch; theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65 Luật Du lịch, việc tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp là quyền của hướng dẫn viên, hướng dẫn viên có quyền lựa chọn là thành viên của doanh nghiệp hoặc là thành viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp; hướng dẫn viên là nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng có quyền lựa chọn tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.
(3) Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch, cụ thể như sau:
- Đối với hướng dẫn viên là nhân viên hợp đồng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành (thể hiện qua hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng) - đáp ứng yêu cầu tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch, khi thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du lịch cho đoàn khách du lịch của doanh nghiệp này, hướng dẫn viên phải có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành đó - đáp ứng điểm c khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch.
- Đối với hướng dẫn viên là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc là nhân viên hợp đồng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch (thể hiện qua văn bản xác nhận của tổ chức xã hội - nghề nghiệp; hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch) - đáp ứng yêu cầu tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch, khi thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du lịch cho đoàn khách du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác, phải có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp đó. Hợp đồng hướng dẫn cũng là một loại hợp đồng nhưng là hợp đồng theo từng vụ việc, tuy nhiên, nội dung của hợp đồng hướng dẫn khác với nội dung của hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch ở nội dung công việc thực hiện, thời gian thực hiện và các nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp ký hợp đồng hướng dẫn.
Các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng lao động như trách nhiệm đóng, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động, Luật Bảo hiểm y tế và Luật việc làm.
1.2. Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017, để được hành nghề hướng dẫn viên du lịch tại điểm, người hành nghề hướng dẫn phải có đồng thời 2 loại giấy tờ sau:
(1) Thẻ hướng dẫn viên du lịch;
(2) Có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch
1.3. Nghĩa vụ của hướng dẫn viên khi đi hành nghề hướng dẫn du lịch
Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Du lịch 2017, khi hành nghề hướng dẫn du lịch, hướng dẫn viên phải mang theo các giấy tờ sau:
(1) Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch;
(2) Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Như vậy, đối chiếu quy định tại khoản 3 Điều 58 và quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Du lịch 2017, quy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017 phục vụ công tác hậu kiểm, hướng dẫn viên không phải mang các giấy tờ chứng minh điều kiện hành nghề quy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017.
Trường hợp nào thẻ hướng dẫn viên du lịch bị thu hồi?
Trường hợp nào thẻ hướng dẫn viên du lịch bị thu hồi? Bạn tôi là một hường dẫn viên du lịch nội địa, vừa rồi tôi không rõ cậu ấy vi phạm như thế anò mà lại bị thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch, sợ cậu ấy ngại nên tôi không hỏi, Ban biên tập vui lòng hỗ trợ giúp: Trường hợp nào thẻ hướng dẫn viên du lịch bị thu hồi?
Trả lời:
Tại Khoản 1 Điều 64 Luật du lịch 2017 có quy định thẻ hướng dẫn viên du lịch bị thu hồi trong trường hợp hướng dẫn viên du lịch có một trong các hành vi sau đây:
a) Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
b) Cho cá nhân khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề;
c) Không bảo đảm điều kiện hành nghề, điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định của Luật này;
d) Giả mạo hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch.
** Lưu ý: Hướng dẫn viên du lịch đã bị thu hồi thẻ chỉ được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi thẻ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hướng dẫn viên du lịch có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Đề thi cuối kì 1 Toán 5 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?
- Công văn nghỉ thai sản trùng hè mới nhất? Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè gồm có những gì?
- Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?