Doanh nghiệp ngừng hoạt động có được gia hạn thời gian nộp thuế? Có thể gia hạn bao lâu?
Doanh nghiệp ngừng hoạt động có được gia hạn thời gian nộp thuế?
Căn cứ Khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này;
b) Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, doanh nghiệp của bạn nếu phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm thì mới có thể xin gia hạn nộp thuế.
Doanh nghiệp ngừng hoạt động được gia hạn nộp thuế bao lâu?
Căn cứ Khoản 3 Điều này thời gian gia hạn nộp thuế được quy định như sau:
a) Không quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Không quá 01 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Theo đó, doanh nghiệp của bạn có thể được gia hạn nộp thuế tối đa 01 năm kể từ ngày tới hạn nộp thuế nếu đáp ứng điều kiện như phần trên.
Thủ tục gia hạn nộp thuế
Căn cứ Điều 4 Nghị định 52/2021/NĐ-CP thủ tục gia hạn nộp thuế như sau:
1. Người nộp thuế trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế thuộc đối tượng được gia hạn gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất lần đầu hoặc thay thế khi phát hiện có sai sót (bằng phương thức điện tử; gửi bản giấy trực tiếp đến cơ quan thuế hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính) theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một lần cho toàn bộ các kỳ của các sắc thuế và tiền thuê đất được gia hạn cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế theo tháng (hoặc theo quý) theo quy định pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất không nộp cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tháng (hoặc theo quý) thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm 2021, cơ quan quản lý thuế vẫn thực hiện gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất của các kỳ phát sinh được gia hạn trước thời điểm nộp Giấy đề nghị gia hạn.
Trường hợp người nộp thuế có các khoản được gia hạn thuộc nhiều địa bàn cơ quan thuế quản lý khác nhau thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có trách nhiệm truyền thông tin gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho cơ quan thuế quản lý có liên quan.
Để được gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế phải nộp đủ các khoản tiền thuế, tiền thuê đất đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại Nghị định số 41/2020/NĐ-CP và tiền chậm nộp phát sinh tương ứng (nếu có) vào ngân sách nhà nước trước ngày 30 tháng 7 năm 2021.
2. Người nộp thuế tự xác định và chịu trách nhiệm về việc đề nghị gia hạn đảm bảo đúng đối tượng được gia hạn theo Nghị định này. Nếu người nộp thuế gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho cơ quan thuế sau ngày 30 tháng 7 năm 2021 thì không được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này.
3. Cơ quan thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Trường hợp trong thời gian gia hạn, cơ quan thuế có cơ sở xác định người nộp thuế không thuộc đối tượng gia hạn thì cơ quan thuế có văn bản thông báo cho người nộp thuế về việc không gia hạn và người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế, tiền thuê đất và tiền chậm nộp trong khoảng thời gian đã thực hiện gia hạn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp sau khi hết thời gian gia hạn, qua thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế còn thiếu, tiền phạt và tiền chậm nộp do cơ quan thuế xác định lại vào ngân sách nhà nước.
4. Không tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn trong khoảng thời gian được gia hạn thời hạn nộp (bao gồm cả trường hợp Giấy đề nghị gia hạn gửi cơ quan thuế sau khi đã nộp hồ sơ khai thuế và trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra xác định người nộp thuế được gia hạn có số thuế tăng thêm của các kỳ tính thuế được gia hạn).
5. Chủ đầu tư các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các khoản thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản của các dự án sử dụng vốn ODA thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng khi làm thủ tục thanh toán với Kho bạc Nhà nước phải gửi kèm thông báo cơ quan thuế đã tiếp nhận Giấy đề nghị gia hạn hoặc Giấy đề nghị gia hạn có xác nhận đã gửi cơ quan thuế của nhà thầu thực hiện công trình. Kho bạc Nhà nước căn cứ trên hồ sơ do chủ đầu tư gửi để chưa thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong thời gian gia hạn. Khi hết thời gian gia hạn, nhà thầu phải nộp đủ số thuế được gia hạn tại cơ quan thuế theo quy định.
6. Cơ quan thuế chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm d, đ, e, g khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đối với số tiền thuế còn nợ của những người nộp thuế được gia hạn theo quy định của Nghị định này, thời gian chưa thực hiện cưỡng chế từ ngày ban hành Nghị định đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?