Sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động bị phạt thế nào? Tiêu hủy trái phép con dấu bị phạt ra sao?
Sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động bị phạt thế nào?
Căn cứ Khoản 3 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu như sau:
a) Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
b) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc có chữ ký của người không có thẩm quyền;
c) Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu; sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động;
d) Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng;
đ) Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung con dấu đã đăng ký;
e) Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;
g) Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu;
h) Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc giao nộp con dấu theo quy định của pháp luật;
i) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
Bên cạnh đó tại Khoản 6 Điều này cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2; các điểm a, d và đ khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 3 Điều này.
Theo đó, hành vi vi phạm quy định này sẽ bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với cá nhân và 6 triệu đến 10 triệu đồng đối với tổ chức (theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144). Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài ra, người nước ngoài vi phạm hành vi này còn có thể bị trục xuất.
Tiêu hủy trái phép con dấu bị phạt thế nào?
Căn cứ Khoản 4 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu như sau:
a) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;
b) Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;
c) Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;
d) Tiêu hủy trái phép con dấu.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm c, e và g khoản 3 và các điểm a và b khoản 4 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
Như vậy, khi vi phạm quy định trên cá nhân có thể bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng và 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với tổ chức. Bên cạnh đó, còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất đối với người nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử phạt vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?