Người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam có được không?

Người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam có được không? Người nước ngoài có được mua nhà của người dân không? Người nước ngoài có vợ con là người Việt Nam có được đứng tên mua nhà đất tại Việt Nam không?

Người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam có được không?

Tôi có thắc mắc mong được giải đáp. Bạn tôi là người nước ngoài, sinh sống ở Việt nam được 1 năm rồi. Bạn tôi mua đất xây nhà để ở có được không?

Trả lời:

Theo Điều 59 Luật nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, cụ thể:

“1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, bạn của bạn chỉ có quyền được sở hữu nhà ở dưới 2 hình thức: đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở 2014 và pháp luật khác có liên quan; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà riêng lẻ trong dự án xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng an ninh theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của anh/chị. Anh/chị nên tham khảo chi tiết tại Luật nhà ở 2014 để nắm rõ hơn về quy định này.

Người nước ngoài có được mua nhà của người dân không?

Xin cho hỏi vấn đề sau đây: Bạn tôi là người nước ngoài có nhờ tôi tìm mua giúp một căn nhà tại TPHCM để chuyển về đây sinh sống vì sắp tới sẽ chuyển công tác về TPHCM. Nhưng tôi vẫn còn đang thắc mắc là bạn tôi có được mua nhà ở TPHCM hay không? Có mua nhà của người dân rao bán được không?

Trả lời:

Theo quy định tại Luật Nhà ở 2014 thì cá nhân nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Các cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

(1) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

(2) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Mặt khác, theo quy định tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP thì các cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức trên đây chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn của bạn là người nước ngoài, sắp tới sẽ chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh để sinh sống và công tác tại đây.

Do đó: Trường hợp nếu bạn của bạn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập cảnh vào Việt Nam thì khi đó, bạn của bạn được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn của bạn có nhờ bạn mua giúp một căn nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng không nêu rõ người đứng tên chủ sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sở hữu của căn nhà này là ai (là bạn của bạn hay là chính bạn). Do đó, có thể xảy ra các trường hợp sau đây:

- Trường hợp 1: Bạn chỉ tìm giúp cho bạn của mình và bạn của bạn là người đứng tên chủ sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sở hữu của căn nhà

Khi đó, bạn của bạn chỉ được mua các căn nhà thuộc đối tượng là nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở (trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ). Và không được mua nhà thuộc các đối tượng khác.

Lưu ý: Trong trường hợp này, bạn của bạn chỉ được sở hữu tối đa số lượng căn hộ, nhà ở theo quy định tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP kể trên.

- Trường hợp 2: Bạn tìm giúp cho bạn của mình và bạn là người đứng tên chủ sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sở hữu của căn nhà

Khi đó, bạn có thể mua nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc các căn nhà khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Người nước ngoài có vợ con là người Việt Nam có được đứng tên mua nhà đất tại Việt Nam không?

Luật sư cho tôi hỏi ? Tôi người nước ngoài cụ thể là người nước Úc, tôi có 1 con trai và Vợ được công nhận tại Việt Nam đã đăng ký kết hôn, Tôi muốn mua nhà thì có được hay không ? Có cần điều kiện gì hay không? 

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 169 Luật đất đai 2013 về người nhận quyền sử dụng đất không có đối tượng là người nước ngoài trong phạm vi những người được nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Do đó, bạn là người nước ngoài nên không được phép sở hữu đất tại Việt Nam. Tuy nhiên bạn có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở 2014 quy định :

"1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.”

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Nhà ở
Hỏi đáp mới nhất về Nhà ở
Hỏi đáp Pháp luật
Thống nhất mức hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát là 60 triệu đồng/hộ khi xây dựng mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà tạm, nhà dột nát là gì? Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đáp ứng các tiêu chí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Nhà ở 2023, nhà ở cũ là nhà ở được đầu tư xây dựng từ thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào chủ nhà phá dỡ nhà ở đang cho thuê không cần báo trước?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có phải thông báo về việc cho thuê nhà ở không?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về phát triển nhà ở của cá nhân là gì? Trách nhiệm của cá nhân trong phát triển nhà ở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án nhà ở đang được thế chấp thì chủ đầu tư có được hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư khác không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi phá dỡ nhà ở phải lưu ý những yêu cầu gì? Ai là người có trách nhiệm phải phá dỡ nhà ở?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề cương xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh như thế nào? Quy định về điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà ở
334 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà ở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà ở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào