Sử dụng lao động là người khuyết tật làm thêm giờ có được không?

Có được sử dựng lao động là người khuyết tật làm thêm giờ? Công ty của tôi có sử dụng một số lao động khuyết tật để giúp họ tạo công ăn, việc làm. Gần đây do thiếu nguồn lao động mà đơn hàng lại nhiều, tôi muốn hỏi có thể để người lao động là người khuyết tật làm thêm giờ không? Người lao động khuyết tật được nghỉ hàng năm bao nhiêu ngày? 

Có được sử dựng lao động là người khuyết tật làm thêm giờ?

Căn cứ Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật như sau:

1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.

2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.

Như vậy, bạn có thể sử dụng lao động là người khuyết tật làm thêm giờ. Trừ trường hợp nếu là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng thì bạn cần sự đồng ý của người lao động.

Người lao động khuyết tật được nghỉ hằng năm bao nhiêu ngày? 

Căn cứ Điều 113 Bộ luật này có quy định về nghỉ hằng năm như sau:

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

...

Theo đó, đối với người lao động là người khuyết tật thì có 14 ngày nghỉ hằng năm. Số ngày ngày nghỉ hằng năm có thể nhiều hơn tùy vào thâm niên làm việc.

Điều kiện sử dụng người lao động là người khuyết tật

Căn cứ Điều 159 Bộ luật này có quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.

2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.

Trân trọng!

Làm thêm giờ
Hỏi đáp mới nhất về Làm thêm giờ
Hỏi đáp Pháp luật
Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có giới hạn số giờ làm thêm khi người lao động làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 02/PLIV Văn bản thông báo làm thêm giờ theo Nghị định 145?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, những ngành nghề nào được làm thêm đến 300 giờ/năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi trả tiền lương do sử dụng NLĐ làm thêm giờ có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không được từ chối tăng ca ngày lễ?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 được tính lương làm thêm giờ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 01b-LĐTL bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và hướng dẫn cách ghi?
Hỏi đáp Pháp luật
1 tháng được làm thêm bao nhiêu giờ? Có được yêu cầu làm thêm giờ mà không cần sự đồng ý của người lao động không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Làm thêm giờ
400 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Làm thêm giờ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Làm thêm giờ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào