Vợ chồng cùng là công chức thì có được mua nhà ở xã hội ?
Vợ chồng cùng là công chức thì có được mua nhà ở xã hội?
Chào mọi người. Vợ chồng tôi đều là công chức nhà nước, hiện tại chúng tôi muốn mua trả góp chung cư xã hội tại Đà Nẵng. Tuy nhiên theo tôi được biết thì muốn mua chung cư xã hội còn tùy thuộc vào từng đối tượng. Tôi muốn hỏi về điều kiện để được mua nhà ở xã hội như thế nào? Xin cảm ơn!
Trả lời:
Căn cứ Khoản 1 Điều 51 Luật nhà ở 2014 quy định điều kiện mua nhà ở xã hội, cụ thể như sau:
"- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;
- Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này.
- Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ."
Trên đây là điều kiện công chức được mua nhà ở xã hội theo quy định. Nếu vợ chồng bạn đáp ứng đủ điều kiện trên sẽ được mua nhà ở xã hội.
Công chức mua nhà ở xã hội cần đáp ứng điều kiện nào?
Vợ chồng tôi đều là công chức nhà nước, hiện tại chúng tôi muốn mua nhà ở xã hội tại Đà Nẵng. Tuy nhiên theo tôi được biết thì muốn mua nhà ở xã hội còn tùy thuộc vào từng đối tượng. Tôi muốn hỏi về điều kiện để tôi được mua nhà ở xã hội như thế nào? Xin cảm ơn!
Trả lời:
Theo Khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 thì nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.
Theo Khoản 7 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 thì Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức là đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật Nhà ở.
Theo Khoản 1 Điều 50 Luật này thì công chức được hỗ trợ giải quyết cho mua nhà ở xã hội.
Về điều kiện để mua nhà ở xã hội được quy định tại Khoản 1c Điều 51 Luật Nhà ở 2014 như sau:
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;
- Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này;
- Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy bạn là công chức muốn mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ điều kiện trên sẽ được mua nhà ở xã hội theo quy định.
Gia đình có công với cách mạng được ưu tiên mua nhà ở xã hội như thế nào?
Chào tổ tư vấn pháp lý! Tôi có thắc mắc như sau: Gia đình tôi có ông nội từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, gia đình tôi chưa từng mua nhà ở xã hội. Nay có nhu cầu mua thì tỷ lệ được xét chọn cho phép ưu tiên quyền mua nhà có cao hơn những đối tượng khác không? Nhờ phản hồi!
Trả lời:
Căn cứ Điều 49 Luật Nhà ở 2014 quy định Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, trong đó bao gồm:
1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
...
Như vậy, người có công với cách mạng thuộc đối tưởng hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội.
Theo đó, căn cứ Khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định về thang điểm xét duyệt, lựa chọn đối tượng ưu tiên mua nhà ở xã hội, cụ thể như sau:
TT |
Tiêu chí chấm điểm |
Số điểm |
1 |
Tiêu chí khó khăn về nhà ở: |
|
- Chưa có nhà ở. |
40 |
|
- Có nhà ở nhưng hư hỏng, dột, nát hoặc diện tích bình quân dưới 10 m2/người. |
30 |
|
2 |
Tiêu chí về đối tượng: |
|
- Đối tượng 1 (quy định tại các Khoản 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở). |
30 |
|
- Đối tượng 2 (quy định tại các Khoản 4 và 9 Điều 49 của Luật Nhà ở |
20 |
|
- Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 8 và 10 Điều 49 của Luật Nhà ở). |
40 |
|
3 |
Tiêu chí ưu tiên khác: |
|
- Hộ gia đình có từ 02 người trở lên thuộc đối tượng 1, 2. |
10 |
|
- Hộ gia đình có 01 người thuộc đối tượng 1 và có ít nhất 01 người thuộc đối tượng 2. |
7 |
|
- Hộ gia đình có từ 02 người trở lên thuộc đối tượng 2 |
4 |
|
Ghi chú: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được hưởng các tiêu chí ưu tiên khác nhau thì chỉ tính theo tiêu chí ưu tiên có thang điểm cao nhất. |
|
|
4 |
Tiêu chí ưu tiên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định: (theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, nếu có) |
10 |
Như vậy, gia đình có người có công với cách mạng, chưa từng có nhà ở xã hội có điểm ưu tiên là 80 điểm, nhận thấy đây là đối tượng có điểm ưu tiên cao nhất trừ khi gia đình khác có 2 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?