Không báo cáo đột xuất về việc liên quan đến ANTT tại cơ sở kinh doanh cho cơ quan cấp GCN, Công an cấp xã bị phạt ra sao?
Không báo cáo đột xuất về việc liên quan đến ANTT tại cơ sở kinh doanh cho cơ quan cấp GCN, Công an cấp xã bị phạt thế nào?
Căn cứ Khoản 2 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:
a) Không báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình, kết quả thực hiện các quy định về an ninh, trật tự cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Không báo cáo đột xuất về các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra tại cơ sở kinh doanh cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở kinh doanh hoạt động;
c) Không lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với loại ngành, nghề đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật;
d) Không xây dựng Phương án bảo đảm an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự;
đ) Không bố trí kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa, sản phẩm kinh doanh hoặc có bố trí kho nhưng không đảm bảo yêu cầu theo quy định của pháp luật;
e) Sử dụng nhân viên không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm việc trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện đối với nhân viên;
g) Không thực hiện đầy đủ các quy định về trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự khi tiến hành hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
h) Không lưu giữ bản sao giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố theo quy định của pháp luật;
i) Cung cấp dịch vụ sử dụng súng bắn sơn cho khách hàng dưới 18 tuổi;
k) Không bố trí nhân viên y tế trực tại địa điểm diễn ra dịch vụ cung ứng sử dụng súng bắn sơn để xử lý khi có sự cố xảy ra trong thời gian cung ứng dịch vụ này;
l) Không kiểm tra và lưu trữ bản sao giấy tờ tùy thân của khách hàng đến thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ theo quy định của pháp luật;
m) Không thực hiện đầy đủ quy trình kiểm tra, lưu trữ thông tin của khách đến lưu trú, người đến thăm khách lưu trú theo quy định của pháp luật;
n) Quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh mà không có văn bản thông báo với cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Theo đó, hành vi không báo cáo đột xuất về các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra tại cơ sở kinh doanh cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở kinh doanh hoạt động sẽ bị phạt từ 02 triệu đến 05 triệu đồng.
Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự bị phạt thế nào?
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều này quy định về việc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự sau đây:
a) Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;
b) Cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
đ) Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
e) Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
g) Trực tiếp giao con dấu cho khách hàng mà không chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định của pháp luật;
h) Cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền;
i) Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật;
k) Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó;
l) Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;
m) Bán hoặc cung cấp thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho những đối tượng không có giấy phép sử dụng loại thiết bị trên hoặc có giấy phép sử dụng nhưng không đúng nội dung ghi trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
n) Sản xuất, nhập khẩu, mua, bán thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên vượt quá tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng đối với các thiết bị còi, đèn theo quy định của pháp luật;
o) Sử dụng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hoặc làm nhân viên dịch vụ bảo vệ;
p) Không trang bị hoặc trang bị không đúng trang phục, biển hiệu cho nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật;
q) Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhưng không ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê dịch vụ bảo vệ;
r) Bán hoặc cung cấp thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc đồng ý bằng văn bản;
s) Sử dụng không đủ hoặc không sử dụng nhân viên bảo vệ là nhân viên của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong hoạt động kinh doanh vũ trường hoặc trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, casino theo quy định của pháp luật;
t) Sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ chưa được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
Bên cạnh đó, tại Khoản 6 Điều này quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 và các điểm c, e và g khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và q khoản 3; điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng đối với cơ sở có hành vi vi phạm quy định tại điểm q khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi định tại các điểm b, c, h, m, n và r khoản 3; các điểm c và k khoản 4 và các điểm b, đ và e khoản 5 Điều này;
đ) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
Như vậy. theo quy định hiện hành thì việc kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự sẽ bị xử phạt từ 05 triệu đến 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng. Ngoài ra, còn có thể bị trực xuất đối với người nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?