Việc quản lý, điều hành tài chính và quản lý vốn đầu tư công trong giải pháp tăng cường công tác tổ chức thực hiện quy định thế nào?
Việc quản lý, điều hành tài chính trong giải pháp tăng cường công tác tổ chức thực hiện trên các lĩnh vực THTK, CLP
Căn cứ Tiết a Tiểu mục 3 Mục III Chương trình hành động của ngành ngân hàng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 Ban hành kèm theo Quyết định 123/QĐ-NHNN năm 2022 quy định về việc quản lý, điều hành tài chính trong giải pháp tăng cường công tác tổ chức thực hiện trên các lĩnh vực THTK, CLP, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực như sau:
- Lập và tổ chức quản lý, điều hành kế hoạch thu nhập, chi phí của NHNN và của các đơn vị, đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm; tiếp tục thực hiện khoán kinh phí hoạt động cho các đơn vị. Tăng cường giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí của các đơn vị NHNN, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh thất thoát, lãng phí như mua sắm, sửa chữa,...
- Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý chi thường xuyên, tăng cường đấu thầu, đặt hàng, khoán kinh phí, khuyến khích phân cấp, phân quyền, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, gắn với tăng cường trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Việc quản lý vốn đầu tư công trong giải pháp tăng cường công tác tổ chức thực hiện trên các lĩnh vực THTK, CLP
Bên cạnh đó, tại Tiết b Tiểu mục 3 Mục III Chương trình hành động của ngành ngân hàng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 Ban hành kèm theo Quyết định 123/QĐ-NHNN năm 2022 quy định về việc quản lý vốn đầu tư công trong giải pháp tăng cường công tác tổ chức thực hiện trên các lĩnh vực THTK, CLP, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực như sau:
- Tổ chức triển khai thực hiện đúng các quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 và các quy định về quản lý, tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện dự án đầu tư công, bảo đảm phù hợp với thực tế, hạn chế phải điều chỉnh trong quá trình triển khai; kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô, tổng mức đầu tư của từng dự án.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý đấu thầu, đẩy mạnh thực hiện đấu thầu qua mạng để giảm bớt chi phí hành chính. Đổi mới, nâng cao vai trò công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong hoạt động quản lý đầu tư theo hướng giảm các hoạt động tiền kiểm và tăng cường hậu kiểm. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các giải pháp thiết kế, thi công áp dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng và hạn chế khí thải, góp phần phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
- Xây dựng phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công; gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công; tăng cường phân cấp, phân quyền nhưng phải đảm bảo tính tự chịu trách nhiệm “cá thể hóa” vai trò cá nhân của người đứng đầu trong quản lý, điều hành; có chế tài xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân người đứng đầu trong việc để kéo dài, chậm tiến độ đưa vào sử dụng các dự án đầu tư công gây thất thoát, lãng phí.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Thường xuyên cập nhật Hệ thống thông tin về đầu tư công để lưu trữ các thông tin, dữ liệu liên quan đến việc lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm (trong đó có nội dung giải ngân vốn đầu tư công); lập, thẩm định, phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công của NHNN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?