Quy định về chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn nhà nước tại TCTD, TCTC, doanh nghiệp NHNN quản lý?

Xin hỏi là chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của nhà nước tại các TCTD, TCTC và doanh nghiệp do NHNN quản lý quy định thế nào? Đối với các đơn vị NHNN tham mưu cho Thống đốc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định ra sao?

Chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của nhà nước tại các TCTD, TCTC và doanh nghiệp do NHNN quản lý đối với các TCTD, TCTC và doanh nghiệp do NHNN quản lý

Theo Tiết 4.1 Tiểu mục 4 Mục II Chương trình hành động của ngành ngân hàng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 Ban hành kèm theo Quyết định 123/QĐ-NHNN năm 2022 quy định về chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của nhà nước tại các TCTD, TCTC và doanh nghiệp do NHNN quản lý đối với các TCTD, TCTC và doanh nghiệp do NHNN quản lý quy định như sau:

- Tổ chức thực hiện nghiêm và có hiệu quả các nhiệm vụ để đạt các mục tiêu, chỉ tiêu quy định tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/01/2022 NHNN.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, quy định và chỉ đạo của Nhà nước và của NHNN về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, triệt để tiết kiệm trong các lĩnh vực hoạt động để tạo nguồn lực cho phát triển sản xuất kinh doanh, giảm lãi suất cho vay và dành nguồn để phòng, chống và khắc phục thiệt hại của đại dịch Covid-19. Xây dựng Chương trình hành động về THTK, CLP năm 2022 đảm bảo kịp thời, đầy đủ, bám sát các chỉ đạo của Chính phủ và của NHNN, phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính năm 2022 bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ, NHNN; chấp hành đúng chỉ đạo của NHNN về các chỉ tiêu kế hoạch được giao; rà soát chặt chẽ để thực hiện tiết kiệm ngay từ khâu lập kế hoạch.

- Cắt giảm chi phí hoạt động để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Triệt để tiết kiệm năng lượng, vật tư, chi phí đầu vào; ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, hàng hóa, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí quản lý (tiết giảm tối đa chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi chiết khấu thanh toán, lễ tân, khánh tiết, hội nghị, chi phí điện, xăng dầu).

- Nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công tác quản trị phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế tiên tiến, đặc biệt tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động; ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành và quản lý; tăng cường giám sát, quản lý, cơ cấu lại các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết theo hướng nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam theo quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc và cơ chế thị trường, minh bạch và công khai thông tin. Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm tính đúng giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, tính đúng, tính đủ tiền thuê đất của doanh nghiệp, tránh thất thu NSNN.

- Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đảm bảo nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, phải được cân đối trong ngân sách nhà nước hàng năm theo kế hoạch đầu tư công trung hạn; đảm bảo nguồn lực hỗ trợ quá trình cơ cấu lại, sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước theo quy định.

- Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại cơ sở nhà đất của các TCTD, TCTC và doanh nghiệp có vốn nhà nước theo Nghị định số 167/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực trong công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát nội bộ, đảm bảo tính tuân thủ trong hoạt động của Ngân hàng.

- Các TCTD, TCTC, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện đúng quy định của pháp luật trong quá trình bán nợ xấu theo giá trị thị trường, đảm bảo việc xử lý nợ xấu khách quan, minh bạch và không để xảy ra tiêu cực, sai phạm, thu hồi tối đa giá trị tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu, giảm tổn thất về tài sản cho ngân hàng, đảm bảo tối đa lợi ích hợp pháp của các cổ đông nói chung và cổ đông Nhà nước nói riêng.

- Quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, nhất là việc vay nợ nước ngoài, các dự án đầu tư trong nước và ra nước ngoài, nguồn vốn mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp, hạn chế tối đa cấp bảo lãnh của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Các TCTD, TCTC, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Người đại diện vốn nhà nước thực hiện nghiêm các quy định và chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quản lý, tổ chức hoạt động của đơn vị. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ, bao gồm các chương trình, báo cáo về THTK, CLP.

- Nâng cao trách nhiệm của Người đại diện vốn nhà nước tại các TCTD, TCTD và doanh nghiệp có vốn nhà nước trong việc giám sát đầu tư vốn, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của nhà nước tại các TCTD, TCTC và doanh nghiệp do NHNN quản lý đối với các đơn vị NHNN tham mưu cho Thống đốc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu

Theo Tiết 4.2 Tiểu mục 4 Mục II Chương trình hành động của ngành ngân hàng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 Ban hành kèm theo Quyết định 123/QĐ-NHNN năm 2022 quy định chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của nhà nước tại các TCTD, TCTC và doanh nghiệp do NHNN quản lý đối với các đơn vị NHNN tham mưu cho Thống đốc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý, giám sát tài chính của chủ sở hữu nhà nước đối với các TCTD, tổ chức tài chính và doanh nghiệp trong ngành Ngân hàng.

- Tăng cường quản lý trong quá trình hoạt động của các đơn vị; thẩm định chặt chẽ các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính của các đơn vị, đảm bảo đúng chủ trương, định hướng và chỉ đạo của NHNN, đặc biệt chủ trương tiếp tục tiết kiệm chi phí để tạo thêm nguồn lực giảm lãi suất, giảm phí để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

- Tham mưu trình Thống đốc xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lý các đơn vị.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quyền và trách nhiệm của Người đại diện tại một số TCTD, TCTC và doanh nghiệp, đặc biệt là việc chấp hành các quy định và chỉ đạo của NHNN.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về hải quan, thuế trong 02 năm liên tục có được áp dụng chế độ ưu tiên trong hải quan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Chia doanh nghiệp là gì? Tách doanh nghiệp là gì? Điểm giống và khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong trong lĩnh vực hải quan mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phát triển doanh nghiệp công nghệ cao có phải là nhiệm vụ chủ yếu của phát triển công nghệ cao trong công nghiệp tập trung?
Hỏi đáp Pháp luật
Phí cung cấp thông tin Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 07-1/CC Mẫu Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đang tham gia tố tụng mà doanh nghiệp bị giải thể thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể đăng ký ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
235 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào