Hợp đồng cho thuê lại lao động được quy định thế nào? Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp nào?
Hợp đồng cho thuê lại lao động được quy định thế nào?
Chào chuyên viên, hiện mình đang tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến Bộ luật Lao động 2019. Cho mình hỏi: Hợp đồng cho thuê lại lao động được quy định thế nào? Mình cảm ơn!
Hợp đồng cho thuê lại lao động được quy định tại Điều 55 Bộ luật Lao động 2019 (Có hiệu lực từ 1/1/2021) quy định:
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;
c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
d) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
3. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ bao nhiêu?
Nhờ tư vấn số tiền doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ là bao nhiêu? Nghe nói là 3 tỷ có đúng không? Văn bản quy định.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ theo mức quy định tại Điều 54 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể:
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
- Chính phủ quy định việc ký quỹ, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
Theo đó Khoản 1 Điều 15 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động như sau:
Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ theo mức quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này tại ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi là ngân hàng nhận ký quỹ).
Khoản 2 Điều 21 Nghị định này quy định: Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Như vậy, theo quy định thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động chỉ cần thực hiện ký quỹ tại ngân hàng 2 tỷ đồng là được.
Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp nào?
Liên quan đến quy định mới về cho thuê lại lao động, cho mình hỏi: Từ năm 2021, Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp nào?
Những trường hợp bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể:
Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?