Doanh nghiệp cho thuê lại lao động được quy định thế nào? Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động?
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động được quy định thế nào?
Theo Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động cần đáp ứng điều kiện gì? Mong sớm nhận được phản hồi, cảm ơn!
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động được quy định tại Điều 54 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
2. Chính phủ quy định việc ký quỹ, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
Thời hạn cho thuê lại lao động là bao lâu?
Liên quan đến vấn đề cho thuê lại lao động theo Điều Bộ luật Lao động 2019. Cho mình hỏi: Thời hạn cho thuê lại lao động từ năm 2021 là bao lâu?
Thời hạn cho thuê lại lao động quy định tại Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể:
Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
Lưu ý: Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
Liên quan đến Bộ luật Lao động 2019 vừa mới ban hành trong thời gian gần đây, cho mình hỏi: Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động từ năm 2021 được quy định như thế nào?
Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động quy định tại Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể:
1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?