Hàng nguy hiểm là gì? Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép bị phạt bao nhiêu?
1. Hàng nguy hiểm là gì?
Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 42/2020/NĐ-CP thì hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
2. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
Tại Điều 13 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm như sau:
- Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
- Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên của phương tiện.
- Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.
3. Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 5 và Khoản 6 Điều 34 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ, trong đó:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng, không đúng chủng loại quy định trong giấy phép;
- Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
- Sử dụng giấy phép giả để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
- Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
- Không thực hiện các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của người điều hành có thẩm quyền khi bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ra khỏi phương tiện vận chuyển theo quy định;
- Không có hoặc không duy trì các biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy cho thiết bị, đường ống chuyển chất khí, chất lỏng dễ cháy, nổ theo quy định của pháp luật;
- Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ tại địa điểm không bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
- Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đang trên đường vận chuyển sang phương tiện khác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu. Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi này là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền trên (Khoản 2 Điều 4 Nghị định này).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?