Căn cứ để xét nghiệm người có dấu hiệu sử dụng trái phép chất ma túy thế nào?
Căn cứ để xét nghiệm người có dấu hiệu sử dụng trái phép chất ma túy là gì?
Điều 38 Nghị định 105/2021/NĐ-CP có quy định về căn cứ xét nghiệm người có dấu hiệu sử dụng trái phép chất ma túy:
1. Một người có dấu hiệu sử dụng trái phép chất ma túy khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Tin báo, tố giác của cá nhân, cơ quan, tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh, làm rõ;
b) Thông tin, tài liệu trong các vụ vi phạm pháp luật;
c) Người có biểu hiện mất năng lực nhận thức hoặc kiểm soát hành vi nghi do sử dụng ma túy;
d) Trên người, phương tiện, nơi ở của người đó có dấu vết của chất ma túy hoặc dụng cụ, phương tiện sử dụng trái phép chất ma túy;
đ) Người điều khiển phương tiện có biểu hiện sử dụng chất kích thích nghi là ma túy;
e) Người có mặt tại các địa điểm có hành vi tổ chức, chứa chấp hoặc sử dụng trái phép chất ma túy nhưng không có lý do chính đáng.
g) Người tự khai báo hành vi sử dụng trái phép chất ma túy;
h) Người bị phát hiện quả tang sử dụng trái phép chất ma túy;
i) Những căn cứ khác theo quy định của pháp luật.
2. Khi có căn cứ cho rằng người có dấu hiệu sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan, người có thẩm quyền xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật Phòng, chống ma túy tiến hành xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể thực hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy quy định thế nào?
Điều 39 Nghị định này cũng quy định về kinh phí cho việc thực hiện biện pháp quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy như sau:
1. Kinh phí cho việc tổ chức xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định này gồm:
a) Chi phí công cụ xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể;
b) Chi phí đưa người bị xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể tới nơi thực hiện xét nghiệm;
c) Chi phí đề nghị cơ quan chuyên môn thực hiện xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể (nếu có).
2. Kinh phí cho việc xác định tình trạng nghiện khi phát hiện người sử dụng trái phép chất ma túy thuộc trường hợp phải xác định tình trạng nghiện theo quy định tại khoản 8 Điều 27 của Luật Phòng, chống ma túy gồm:
a) Chi phí đưa người bị đề nghị xác định tình trạng nghiện đến nơi thực hiện xác định tình trạng nghiện và chi phí ăn, ở của người bị đề nghị xác định tình trạng nghiện trong thời gian theo dõi để xác định tình trạng nghiện (trừ trường hợp người bị tạm giữ để xác định tình trạng nghiện);
b) Chi phí đề nghị cơ sở y tế tiến hành xác định tình trạng nghiện.
3. Kinh phí trong quá trình quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy gồm:
a) Chi phí cho việc chuyển giao người sử dụng trái phép chất ma túy và hồ sơ liên quan về Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quản lý;
b) Chi phí hỗ trợ cho người không thuộc trường hợp hưởng lương từ ngân sách nhưng được phân công trực tiếp giúp đỡ người đang trong thời hạn quản lý quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Nghị định này;
4. Các khoản kinh phí quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cho các cơ quan chức năng thực hiện các công việc quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Mức hỗ trợ người được phân công giúp đỡ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không thấp hơn 25% mức lương cơ sở.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?