Sinh non chưa đóng đủ 6 tháng BHXH có được hưởng chế độ thai sản? Cách xác định 12 tháng trước khi sinh con?
1. Sinh non chưa đóng đủ 6 tháng BHXH có được hưởng chế độ thai sản không?
Trường hợp sinh non chưa đóng BHXH đủ 6 tháng trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản không? Mong nhận được giải đáp của anh chị.
Trả lời:
Theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau: Lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Hoặc đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn sinh non và chưa đóng đủ 6 tháng BHXH. Như vậy, khi sinh non mà chưa đóng đủ 6 tháng BHXH trong 12 tháng trước khi sinh nên không được hưởng chế độ thai sản, nhưng bạn sẽ được hưởng các chế độ ốm đau theo quy định.
2. Cách xác định 12 tháng trước khi sinh con để tính chế độ thai sản
Luật sư cho em hỏi, em bắt đầu đóng tiền bảo hiểm bắt buộc từ 2018. Nhưng em bị em ngắt quãng không đóng bảo hiểm tháng 6, 7, 8/2021 do dịch và sau đó em tiếp tục đóng lại cho tới ngày em dự sanh 6/4/2022. Vậy em có được hưởng chế độ thai sản không ạ?
Trả lời:
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
- Lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản.
- Người lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Tại Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, thời gian 12 tháng trước khi sinh con của bạn là từ 4/2021 - 3/2022. Theo đó thì trong thời gian 12 tháng trước sinh bạn đã đóng BHXH 9 tháng, nên được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
3. Chế độ nghỉ phép khám thai
Chào các anh chị! Tôi làm việc ở công ty và trong thời gian mang thai, tôi đã nghỉ phép khám thai 02 ngày. Hiện tại, tôi đang trong thời gian nghỉ thai sản. Vậy cho tôi hỏi, công ty tôi có chi trả 03 ngày phép khám thai mà tôi chưa dùng hay không?
Trả lời:
Nghỉ phép khám thai là quyền của lao động nữ trong thời gian mang thai mà còn làm việc. Lương của họ trong những ngày nghỉ này sẽ do cơ quan bảo hiểm trả. Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”.
Như vậy, bạn sẽ được nghỉ 5 lần để khám thai. Trường hợp nghỉ vào ngày làm việc thì vẫn được hưởng lương. Nếu không nghỉ hết phép khám thai thì cũng không được chi trả cho những ngày chưa nghỉ. Do đó, bạn sẽ không được chi trả 03 ngày phép khám thai còn lại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?
- Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?
- Mức thưởng Tết 2025 cho người lao động căn cứ theo những yếu tố nào?
- Tổng hợp nhạc Giáng Sinh Tiếng Anh hay nhất 2024?