Chấm dứt HĐLĐ xác định thời hạn có phải làm tăng ca trong thời gian là 30 ngày không?
Chấm dứt HĐLĐ xác định thời hạn có phải làm tăng ca trong thời gian là 30 ngày không?
Cho em hỏi là khi mình chấm dứt hợp đồng lao động có xác định thời hạn thì mình có phải làm tăng ca trong thời gian là 30 ngày hay không ạ? Em cảm ơn.
Trả lời:
Tại Điều 107 Bộ luật lao động 2019 quy định về làm thêm giờ như sau:
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, NSDL động chỉ có thể sử dụng NLĐ làm thêm giờ khi có sự đồng ý của NLĐ. Cho nên, trong khoảng thời gian 30 ngày báo trước, khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn nếu không muốn tăng ca thì bạn có thể từ chối. Tuy nhiên, việc từ chối tăng ca còn phụ thuộc vào hợp đồng lao động của bạn khi ký với người sử dụng lao động, nội quy lao động của công ty.
Theo đó tại Điều 108 Bộ luật này có quy định người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải bồi thường bao nhiêu?
Theo quy định hiện hành về lĩnh vực lao động thì đối với người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải bồi thường bao nhiêu cho người sử dụng lao động?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 2 Điều 40 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Như vậy, đối với hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động nữa tháng tiền lương một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước. Bên cạnh đó, phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?