Xây dựng phương án sử dụng lao động được quy định như thế nào?

Xây dựng phương án sử dụng lao động được quy định như thế nào? Tôi tên là Thúy Vy, đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định liên quan đến chính sách đối với người lao động. Cho tôi hỏi: Xây dựng phương án sử dụng lao động được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.       

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì nội dung này được quy định như sau:  

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc thông qua kế hoạch sắp xếp lại, công ty thực hiện sắp xếp lại tiến hành xây dựng phương án sử dụng lao động. Phương án sử dụng lao động bao gồm: lao động công ty tiếp tục sử dụng hoặc đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; lao động chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ như sau:

1. Lập danh sách lao động thường xuyên của công ty theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:

a) Danh sách lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động (kể cả lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng).

b) Danh sách lao động đang phải ngừng việc (được trả lương hoặc không được trả lương theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động);

c) Danh sách lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

d) Danh sách lao động đang nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 của Bộ luật Lao động;

đ) Danh sách lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động (bao gồm cả người lao động được công ty cử làm người đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của công ty).

2. Lập danh sách lao động tiếp tục được sử dụng ở công ty sau khi sắp xếp lại theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này trên cơ sở rà soát cơ cấu tổ chức, hệ thống định mức, các vị trí chức danh công việc trong từng tổ đội, phân xưởng, phòng, ban và định hướng chiến lược phát triển công ty sau khi sắp xếp lại, gồm:

a) Danh sách lao động tiếp tục sử dụng (không cần đào tạo lại và làm việc trọn thời gian);

b) Danh sách lao động phải đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (nếu có);

c) Danh sách lao động chuyển sang làm việc không trọn thời gian (nếu có).

3. Lập danh sách lao động nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sẽ chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 36 của Bộ luật Lao động theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Lập danh sách lao động không bố trí được việc làm ở công ty sau khi sắp xếp lại và phải chấm dứt hợp đồng lao động (sau đây gọi là danh sách người lao động dôi dư), gồm:

a) Danh sách lao động không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 theo mẫu số 4a ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP), gồm:

- Danh sách lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP;

- Danh sách lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP;

- Danh sách lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) hoặc Khoản 5 (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

b) Danh sách lao động không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) theo mẫu số 5a ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Công ty chốt danh sách lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp (đối với trường hợp cổ phần hóa công ty) hoặc thời điểm bán tại hợp đồng mua bán (đối với trường hợp bán công ty) hoặc thời điểm chuyển đổi tại quyết định chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp) hoặc thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể tại quyết định của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể công ty) hoặc thời điểm quyết định mở thủ tục phá sản của Thẩm phán có hiệu lực thi hành (đối với trường hợp phá sản công ty) để đưa vào phương án sắp xếp công ty.

6. Xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và tính chế độ đối với người lao động dôi dư, gồm:

a) Chế độ đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Chế độ đối với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Chế độ đối với người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 8a ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Chế độ đối với người lao động không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 9a ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Tổng hợp phương án sử dụng lao động theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức công khai phương án sử dụng lao động (trong phương án sắp xếp lại công ty) ít nhất 10 ngày và gửi tới từng tổ đội, phân xưởng, phòng, ban để nghiên cứu trước khi tổ chức Hội nghị người lao động để lấy ý kiến người lao động về phương án sử dụng lao động. Việc tổ chức Hội nghị người lao động được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

9. Hoàn thiện lại phương án sử dụng lao động trong phương án sắp xếp lại công ty, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại công ty.

10. Sau khi có quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lại công ty, công ty rà soát lại danh sách, dự kiến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và tính toán lại chế độ đối với người lao động dôi dư; hoàn thiện lại phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư; công khai phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư trong thời gian 05 ngày làm việc để người lao động kiểm tra, đối chiếu; trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư.  

Trên đây là nội dung tư vấn về xây dựng phương án sử dụng lao động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH.

Trân trọng!     

Phương án sử dụng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Phương án sử dụng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua khi chia doanh nghiệp?
Hỏi đáp pháp luật
Chấm dứt HĐLĐ xác định thời hạn có phải làm tăng ca trong thời gian là 30 ngày không?
Hỏi đáp pháp luật
Người bị HIV có thể đi làm tại công ty được không?
Hỏi đáp pháp luật
Có phải xây dựng phương án sử dụng lao động khi doanh nghiệp tổ chức lại lao động hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung chính của phương án sử dụng lao động
Hỏi đáp pháp luật
Phương án sử dụng lao động khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu
Hỏi đáp pháp luật
Xây dựng phương án sử dụng lao động được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Người sử dụng lao động không lập phương án sử dụng lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung phương án sử dụng lao động của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi
Hỏi đáp pháp luật
Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung nào theo Bộ luật Lao động 2019?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phương án sử dụng lao động
220 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phương án sử dụng lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào